Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Nổ tung hay nổ văng miểng?



Đối với các tướng của ta (Lê Hồng Anh, Nguyễn Quang Phòng, Chu Duy Kính...), chiến hạm Amyot d’Inville (A-mi-ô-đanh-vin) đã thực sự nổ tung như xi-la-ma trong đêm 26 rạng ngày 27 tháng 9 năm 1950 ở ngoài khơi Sầm Sơn:

Chuyện chiến hạm Pháp bị điệp viên Việt Minh mang chất nổ đánh đắm được sách báo chính thức của ta hiện nay (Nhân Dân) xem là sự thật lịch sử khách quan, bất khả hồ nghi. Gần nửa thể kỷ sau chiến công lẫy lừng đó, nữ tìnhbáo viên Nguyễn Thị Lợi bỗng... được phong anh hùng và được dựng tượng (như Lê Văn Tám), dựng bia ghi công. Người ta còn đưa ra được bức quyết tâm thư của chị Lợi, chứng tỏ chuyện chị thanh thản đi vào chỗ chết không có liên quan gì tới những lần tự tử bất thành trước đó vì đau buồn riêng tư.
Christopher E. Goscha (2007:124) bảo rằng Hoàng Đạo đưa chị Lợi thuốc ngủ. Nói như vậy là làm giảm tầm vóc chiến công của ta. Sách báo của ta chỉ thừa nhận chuyện Chị Lợi lên tàu lấy lý do bị mệt vì say sóngdo đi từ bờ ra nên xin phép được về phòng nghỉ trước.

Giặc Pháp không công nhận tàu Amyot d’Inville bị nổ tung và bị đánh chìm cùng với thủy thủ đoàn. Trên bản tin tháng 10/1950 (trang 26) của Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, chúng chỉ nói là một vụ nổ xảy ra trên tàu Amyot d’Inville làm hạm trưởng thiếu tá Aubin và một thủy thủ thiệt mạng, không nhắc gì đến điệp viên Việt Minh (Le 27 septembre, à bord de l’aviso “Commandant Amyot d’Inville” une explosion s’est produite causant la mort du capitaine de corvette Aubin et d’un matelot;). Thông tin như thế cũng là gian dối, nhưng tàu chỉ có 8 sĩ quan, 32 hạ sĩ quan, 61 thủy thủ thành ra muốn chết đến 200 người cũng không được vì là tàu chiến, không nhồi nhét người như tàu đưa người vượt biên. Và một con tàu dài 78 mét, ngang 8,48 mét với 1 tháp pháo 2 khẩu 105 mm, 1 khẩu 40 mm, 6 khẩu phòng không 20 mm, 4 súng cối, 2 súng phóng lựu không thể chìm xuống biển khơi rồi lại trồi lên để về neo đậu tại Sài Gòn, sau đó túc tắc sang Nhật sửa chữa.

Ngày 3 tháng 8 năm 1951 tàu Amyot d'Inville được tuyên dương cấp quân đoàn. Phó đô đốc Ortoli, tư lệnh hải quân tại Viễn Đông viết trong bản tuyên dương như sau:

Sous les commandement successifs des capitaines de corvette Rieu, Majoyer, Maget et Roux a effectué des opérations fructueuses de surveillances en mer ayant abouti à la destruction de plusieurs centaines de tonnes de jonques rebelles et à la capture d'armes, de matériel et de ravitaillement au cours des 850 journées de mer représentant un parcours de plus de 75000 nautiques dans les eaux indochinoises entre le 1er février 1948 et le 1er juin 1951.
(Roux là hạm trưởng của Amyot d'Inville sau khi thiếu tá Aubin chết)
...
En dépit d'une grave explosion à son bord, du fait de l'ennemi, par un effort de tout son personnel a retrouvé très rapidement sa disponibilité et repris son activité.
(Mặc dù bị địch gây ra một vụ nổ nghiêm trọng trên tàu, nhờ nỗ lực của toàn thể nhân viên, tàu đã nhanh chóng phục hồi tình trạng khiển dụng và hoạt động trở lại)

Chỉ hơn một năm sau khi bị công an ta đánh chìm, tàu Amyot d’Inville từ Nhật trở về làm nhiệm vụ canh phòng trên biển như trước. Tháng 7-1966 nó mới bị hải quân Pháp khai tử. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét