ƯƠNG, VIỆT, VÃN, VÃNG (Năng Lượng Mới số 244 ,2-8-2013).
Bạn đọc : Xin ông cho biết chữ “ương” trong “trung ương” nghĩa là gì và chữ “việt” trong “Bách Việt” có liên quan gì đến âm “vượt” trong “vượt biên”, “vượt tuyến”, v.v., hay không. Xin cám ơn ông.
Thanh Dung, Cầu Giấy, Hà Nội.
An Chi : 1.- Chữ “ương” trong “trung ương” là một hình vị Hán Việt mà Hán tự là [央]. Đây là một chữ hội ý, gồm có chữ “đại”[大], được phân tích là hình của một người, trong chữ “quynh”[冂], được phân tích là một vật thể, có thể là một cái khung. Với cái ý được hội này (một người trong một cái khung) thì “ương’ có nghĩa là “trong”, là “giữa”.
Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức đã giảng về chữ “ương” như sau:
“Ở giữa: Dạ-ương (giữa đêm – AC), trung-ương // (Rộng) a/Giốt, gần chín: Ổi ương – b/ Lình-bình, dở ròng, dở lớn: Con nước ương. – c/ Lỡ dở, gàn bướng, nửa khôn nửa dại: Lương-ương, tính ương.”
Còn nhà thơ Thành Nam thì có câu:
Vị Xuyên có Tú Xương,
Dở dở lại ương ương.
Chữ “ương” này còn có mấy chữ đồng âm, đáng chú ý, nhất là ba chữ sau: 1.- Chữ viết với bộ “đãi”[歹] thành [殃], có nghĩa là “xấu”, “có hại”, “tai hoạ” (như: tai ương). 2.- Chữ viết với bộ “hoà”[禾] thành [秧], có nghĩa là “mạ (lúa)”, “cây cối mới mọc”, “cá con mới nở”, v.v.. 3.- Chữ viết với bộ “điểu”[鳥] thành [鴦], có nghĩa là con mái của chim uyên.
2.- Chúng tôi sẽ không đi vào nội dung của chữ “Việt” trong “Bách Việt” – chuyện này thì phức tạp – mà chỉ bàn đến hiện tượng tương ứng ngữ âm do bạn nêu ra.
Ở đây, “vượt” là một điệp thức (cùng từ nguyên) của “việt” mà chữ Hán là [越]. Về mối quan hệ giữa hai nguyên âm đôi IÊ và ƯƠ (đi với phụ âm cuối là N, M, T, P), ta có hàng loạt dẫn chứng:
– yêm [淹], ngâm lâu trong nước ↔ ươm (tơ);
– yển [偃](ngã ra, ngã ngửa) ↔ ưởn (ngực);
– yên [菸], không còn tươi tốt, mới mẻ ↔ (cá) ươn;
– yếp [腌] ↔ ướp;
– kiếm [劍] ↔ gươm;
– kiếp [劫] ↔ cướp;
– liễm [斂], thu góp, thu vén ↔ (hái) lượm;
– liệt [列], thứ tự, hàng lối ↔ (lần) lượt;
– niếp
– phiếm [汎], trôi nổi ↔ (bay) bướm;
– tiêm [纖] ↔ tươm (tiêm tất [纖悉] ↔ tươm tất);
– tiết [泄], đại tiện ra máu ↔ tướt (có chuyển nghĩa: trẻ con tiêu chảy lúc mọc răng);
– thiết[切], (hai vật) cọ, quẹt vào nhau; gần gũi; đứng gàn; v.v. ↔ (lướt) thướt;
– triêm [沾], ngấm, thấm vào ↔ chườm;
– triếp [鮿], cá khô ↔ chượp;
– viên [援] dắt, kéo ↔ vươn (tới, lên);
– viên [園] ↔ vườn;
– viên [猿] ↔ vượn; và cuối cùng là
– việt [越] ↔ vượt.
Cứ như trên thì xét theo từ nguyên, “việt” và “vượt” là hai từ có liên quan với nhau về mặt ngữ âm và là hai điệp thức.
Bạn đọc : Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển hoc do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng – Vietlex, 2007) thì hai cách viết “vãn cảnh” và “vãng cảnh” đều có chung ý nghĩa. Xin ông cho biết có phải cả hai cách viết này đều đúng và đồng nghĩa?
Huỳnh Ngọc Lâm trên FB.
An Chi : Chính những người biên soạn quyển từ điển này đã ghi chú cho chữ “vãn” và chữ “vãng” trong hai mục từ đang xét bằng hai chữ Hán khác hẳn nhau: với “vãn cảnh” là chữ [晚] còn với “vãng cảnh” thì lại chữ [往].
“Vãn”[晚] là buổi chiều nên “vãn cảnh”[晚景] là cảnh chiều hôm, rồi hiểu theo nghĩa bóng là cảnh già, tuổi già. Còn “vãng”[往] là đến, là tới nhưng tiếng Hán không có từ tổ cố định “vãng cảnh”[往景]. Đây cũng chẳng phải là một từ tổ phi Hán Việt vì tiếng Việt không hề có một từ “vãng” độc lập có nghĩa là tới, là đến. Chẳng hạn ta không thể nói *Tôi vãng Bệnh viện 115 thăm bạn hoặc *Hôm anh vãng nhà tôi thì lại đi vắng. Vậy “vãng cảnh”[往景], với nghĩa “đến đê thăm cảnh”, chỉ là một cấu trúc Hán Việt do ta đặt ra theo cách của ta.
Nhưng dù cho từ tổ “vãng cảnh”[往景] có chính cống do Tàu đặt ra hay là đặc sản của riêng ta thì, với hai chữ Hán khác hẳn nhau chẳng những về tự dạng mà còn cả về ngữ nghĩa như “vãn”[晚] và “vãng”[往] mà chính thức thừa nhận rằng hai mục từ “vãn cảnh”[晚景] và “vãng cảnh”[往景] đồng nghĩa với nhau là đã làm một thao tác từ điển học cực kỳ vô lý. Có người đã chủ trương rằng “ngôn ngữ có sự chuẩn hóa, nhưng cũng có quy luật khách quan, không phải ai quy phạm thì có thể chống lại được thái độ ngôn ngữ của người khác”. Thật là một sự định hướng khôn ngoan nhưng nó chỉ có thể xài được với điều kiện “thái độ ngôn ngữ của người khác” không xuất phát từ sự ngu dốt.
Thanh Dung, Cầu Giấy, Hà Nội.
An Chi : 1.- Chữ “ương” trong “trung ương” là một hình vị Hán Việt mà Hán tự là [央]. Đây là một chữ hội ý, gồm có chữ “đại”[大], được phân tích là hình của một người, trong chữ “quynh”[冂], được phân tích là một vật thể, có thể là một cái khung. Với cái ý được hội này (một người trong một cái khung) thì “ương’ có nghĩa là “trong”, là “giữa”.
Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức đã giảng về chữ “ương” như sau:
“Ở giữa: Dạ-ương (giữa đêm – AC), trung-ương // (Rộng) a/Giốt, gần chín: Ổi ương – b/ Lình-bình, dở ròng, dở lớn: Con nước ương. – c/ Lỡ dở, gàn bướng, nửa khôn nửa dại: Lương-ương, tính ương.”
Còn nhà thơ Thành Nam thì có câu:
Vị Xuyên có Tú Xương,
Dở dở lại ương ương.
Chữ “ương” này còn có mấy chữ đồng âm, đáng chú ý, nhất là ba chữ sau: 1.- Chữ viết với bộ “đãi”[歹] thành [殃], có nghĩa là “xấu”, “có hại”, “tai hoạ” (như: tai ương). 2.- Chữ viết với bộ “hoà”[禾] thành [秧], có nghĩa là “mạ (lúa)”, “cây cối mới mọc”, “cá con mới nở”, v.v.. 3.- Chữ viết với bộ “điểu”[鳥] thành [鴦], có nghĩa là con mái của chim uyên.
2.- Chúng tôi sẽ không đi vào nội dung của chữ “Việt” trong “Bách Việt” – chuyện này thì phức tạp – mà chỉ bàn đến hiện tượng tương ứng ngữ âm do bạn nêu ra.
Ở đây, “vượt” là một điệp thức (cùng từ nguyên) của “việt” mà chữ Hán là [越]. Về mối quan hệ giữa hai nguyên âm đôi IÊ và ƯƠ (đi với phụ âm cuối là N, M, T, P), ta có hàng loạt dẫn chứng:
– yêm [淹], ngâm lâu trong nước ↔ ươm (tơ);
– yển [偃](ngã ra, ngã ngửa) ↔ ưởn (ngực);
– yên [菸], không còn tươi tốt, mới mẻ ↔ (cá) ươn;
– yếp [腌] ↔ ướp;
– kiếm [劍] ↔ gươm;
– kiếp [劫] ↔ cướp;
– liễm [斂], thu góp, thu vén ↔ (hái) lượm;
– liệt [列], thứ tự, hàng lối ↔ (lần) lượt;
– niếp
– phiếm [汎], trôi nổi ↔ (bay) bướm;
– tiêm [纖] ↔ tươm (tiêm tất [纖悉] ↔ tươm tất);
– tiết [泄], đại tiện ra máu ↔ tướt (có chuyển nghĩa: trẻ con tiêu chảy lúc mọc răng);
– thiết[切], (hai vật) cọ, quẹt vào nhau; gần gũi; đứng gàn; v.v. ↔ (lướt) thướt;
– triêm [沾], ngấm, thấm vào ↔ chườm;
– triếp [鮿], cá khô ↔ chượp;
– viên [援] dắt, kéo ↔ vươn (tới, lên);
– viên [園] ↔ vườn;
– viên [猿] ↔ vượn; và cuối cùng là
– việt [越] ↔ vượt.
Cứ như trên thì xét theo từ nguyên, “việt” và “vượt” là hai từ có liên quan với nhau về mặt ngữ âm và là hai điệp thức.
Bạn đọc : Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển hoc do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng – Vietlex, 2007) thì hai cách viết “vãn cảnh” và “vãng cảnh” đều có chung ý nghĩa. Xin ông cho biết có phải cả hai cách viết này đều đúng và đồng nghĩa?
Huỳnh Ngọc Lâm trên FB.
An Chi : Chính những người biên soạn quyển từ điển này đã ghi chú cho chữ “vãn” và chữ “vãng” trong hai mục từ đang xét bằng hai chữ Hán khác hẳn nhau: với “vãn cảnh” là chữ [晚] còn với “vãng cảnh” thì lại chữ [往].
“Vãn”[晚] là buổi chiều nên “vãn cảnh”[晚景] là cảnh chiều hôm, rồi hiểu theo nghĩa bóng là cảnh già, tuổi già. Còn “vãng”[往] là đến, là tới nhưng tiếng Hán không có từ tổ cố định “vãng cảnh”[往景]. Đây cũng chẳng phải là một từ tổ phi Hán Việt vì tiếng Việt không hề có một từ “vãng” độc lập có nghĩa là tới, là đến. Chẳng hạn ta không thể nói *Tôi vãng Bệnh viện 115 thăm bạn hoặc *Hôm anh vãng nhà tôi thì lại đi vắng. Vậy “vãng cảnh”[往景], với nghĩa “đến đê thăm cảnh”, chỉ là một cấu trúc Hán Việt do ta đặt ra theo cách của ta.
Nhưng dù cho từ tổ “vãng cảnh”[往景] có chính cống do Tàu đặt ra hay là đặc sản của riêng ta thì, với hai chữ Hán khác hẳn nhau chẳng những về tự dạng mà còn cả về ngữ nghĩa như “vãn”[晚] và “vãng”[往] mà chính thức thừa nhận rằng hai mục từ “vãn cảnh”[晚景] và “vãng cảnh”[往景] đồng nghĩa với nhau là đã làm một thao tác từ điển học cực kỳ vô lý. Có người đã chủ trương rằng “ngôn ngữ có sự chuẩn hóa, nhưng cũng có quy luật khách quan, không phải ai quy phạm thì có thể chống lại được thái độ ngôn ngữ của người khác”. Thật là một sự định hướng khôn ngoan nhưng nó chỉ có thể xài được với điều kiện “thái độ ngôn ngữ của người khác” không xuất phát từ sự ngu dốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét