Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

VỀ CÁCH GHI PHỤ ÂM ĐẦU /S/ TRONG TIẾNG VIỆT CỔ QUA CHỮ NÔM TRONG CHỈ NAM NGỌC ÂM GIẢI NGHĨA - Hoàng Thị Ngọ

52. Về cách ghi phụ âm đầu /S/ trong tiếng Việt cổ qua chữ Nôm trong CHỈ NAM NGỌC ÂM GIẢI NGHĨA (TBHNH 2003)
Cập nhật lúc 16h58, ngày 19/04/2007

HOÀNG THỊ NGỌ

Tiến sĩ. Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Chữ Nôm là văn tự đầu tiên ghi tiếng Việt. Bởi vậy, cùng với những nguồn tư liệu khác, chữ Nôm là một nguồn tư liệu rất quý để nghiên cứu và tìm hiểu về tiếng Việt lịch sử. Để giúp cho việc tìm hiểu đặc điểm,diện mạo của tiếng Việt cách chúng ta năm , sáu trăm năm thì những văn bản Nôm ở thời kỳ đầu là vô cùng quý giá. Nhưng cho đến nay các văn bản hiện còn đều là các bản được in lại. Chữ Nôm đã bị sửa chữa, thay đổi nhiều không còn giữ được nguyên dạng bản gốc. Muốn tìm hiểu tiếng Việt cổ ở góc độ chữ Nôm chúng ta chỉ có thể tìm hiểu qua các văn bản được in lại, thường là bản sớm nhất cũng vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Qua các văn bản này, lại phải phân loại để tìm ra dấu vết của tiếng Việt cổ còn lại trong cách ghi chữ Nôm trong văn bản và những chữ Nôm ở thời điểm in văn bản.
Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa (CNNÂGN) là một trong số các văn bản Nôm rất hiếm hiện còn. Dấu vết của tiếng Việt thời cách chúng ta hàng năm sáu trăm năm vẫn còn khá đậm. Nhiều công trình nghiên cứu đã quan tâm đến vấn đề này nhưng tất cả đều mới chỉ dừng lại ở “bước đầu”. Bởi vì đây cũng là một vấn đề khó, CNNÂGN cũng là một trong những văn bản cổ thuộc loại khó khai thác. Hơn nữa, thực tế cho thấy người chuyên sâu về ngôn ngữ học thì lại hạn chế về Hán Nôm và ngược lại. Nhân có dịp tìm hiểu về văn bản CNNÂGN, trong bản báo cáo nhỏ tại hội nghị này, chúng tôi xin cung cấp những số liệu cụ thể về dấu vết cổ của cách ghi phụ âm /s/ qua chữ Nôm trong văn bản .
Cho đến nay, khi nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử chữ Nôm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt, các nhà nghiên cứu thường nhắc tới một số tổ hợp phụ âm đầu trong CNNÂGN để làm cứ liệu so sánh, đối chiếu. Chúng tôi nghĩ rằng do tình hình truyền bản của CNNÂGN mà vấn đề phụ âm đầu của chữ Nôm trong văn bản cũng cần phải được nhìn nhận trong sự phát triển biện chứng lịch sử. Khi nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến CNNÂGN không thể bỏ qua những đặc điểm về văn bản của nó qua quá trình truyền bản. Liên quan đến vấn đề văn bản CNNÂGN, chúng tôi đã có trình bày một số suy nghĩ của mình qua một số bài viết(1), ở đây chỉ xin tóm lược về văn bản này như sau :
CNNÂGN là cuốn từ điển đối chiếu song ngữ Hán Việt cổ nhất hiện còn trong đó phần tiếng Việt được ghi bằng chữ Nôm. Văn bản được in lại vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII và vốn bắt nguồn từ một văn bản cổ có tên là Chỉ nam phẩm vựng. Bản Chỉ nam phẩm vựng được xác định là xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV và tác giả của quyển sách này không rõ là ai , chỉ biết rằng rất khó đọc, khó hiểu với người đời sau.
Theo chúng tôi rất có thể là một cuốn từ điển song ngữ Hán-Việt, trong đó phần tiếng Việt được ghi bằng một loại chữ Nôm cổ giống như loại chữ Nôm trong bản giải âm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh (PTĐBPMÂTK) tức là dùng 2 mã chữ Hán riêng biệt để ghi một từ Việt. Bởi vì đây là một cuốn sách về "phẩm vựng"(từ vựng về các phẩm vật) chứ không phải loại "dịch ngữ" như An Nam dịch ngữ của người Trung Quốc, hoặc thích âm như Cao thượng Ngọc hoàng bổn hạnh tập kinh âm thích. Chỉ nam phẩm vựng cũng nằm chung số phận như một loạt các tác phẩm từ thế kỷ XV về trước, chữ Nôm trong đó không còn giữ lại trung thực tự dạng của chữ Nôm trong bản gốc, nó đã bị sửa đổi về cơ bản để người đương thời có thể đọc, hiểu được. Bản mà chúng ta đang có hiện nay là kết quả của công việc "... cẩn thận lựa lọc từng tiếng, chua âm đọc, giải nghĩa đen từng chữ, tay viết thành quyển sách..." và có tên mới như chúng ta biết hiện nay là Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa. Thực sự, CNNÂGN là kết quả của một lần "cách mạng" về văn tự để cho người sau dễ xem, dễ hiểu. Nó có đặc điểm chung của chữ Nôm trong các văn bản đã được sửa đổi về mặt cấu trúc.
Dấu vết về cách ghi tiếng Việt cổ còn lại trong văn bản CNNÂGN có thể thấy rõ nhất qua cách ghi phụ âm đầu. Vì khuôn khổ của bài thông báo Hán Nôm, chúng tôi chỉ xin giới thiệu dấu vết cổ của phụ âm /s/ với tính chất là cung cấp thêm tư liệu để nghiên cứu về tiếng Việt cổ.
Theo ý kiến của các nhà ngôn ngữ thì phụ âm /s/ trong tiếng Việt vào khoảng thế kỷ XVII đã được khẳng định là một phụ âm đơn có tính chất xát, quặt đầu lưỡi. Nhưng trước thế kỷ XVII, những dấu vết về cách ghi phụ âm /s/ qua cách ghi chữ Nôm và một số cứ liệu khác đã cho thấy tình hình không phải thế. Trong cách ghi của chữ Nôm, ngoài cách dùng những chữ Hán có phụ âm đầu là /s/ để ghi phụ âm /s/ (mô hình S(S) )Việt còn có các cách ghi khác nữa. Cuốn CNNÂGN được in vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII nhưng vì nó được bắt nguồn từ một cuốn sách gốc có tên là Chỉ nam phẩm vựng xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV nên dù người sau có thay đổi cấu trúc để cho dễ hiểu với người đương thời như thế nào thì nó vẫn còn những dấu vết ngôn ngữ và văn tự của thời điểm bản gốc Chỉ nam phẩm vựng. Chúng tôi khảo sát tất cả những trường hợp ghi /s/ không phải theo mô hình S(S) trong CNNÂGN thì thấy rằng có các cách ghi như sau:
- Dùng tổ hợp phụ âm đầu có yếu tố thứ nhất là / k*/ , yếu tố thứ 2 là phụ âm lỏng /*l/ và âm rung /*r/ để ghi /s/ như:
Âm Việt
Chữ Nôm
Chữ Hán biểu âm
Tần số

Xuất xứ (dòng - trang)

Sấm
+
cá + lẫm
1
13-5b
Sống
+
cổ + lộng
5
13-14b, 2-20a, 7-8a, 13-48a, 4-56a
So
+
cư + lô
1
7-54a
Sấm
+
cự + lẫm
3
9-4a, 11-4a, 13-5b
Sập
+
cự + lập
1
15- 40a
Son
+
cự + luân
1
5- 19b
Gồm 6 trường hợp xuất hiện 12 lần trong văn bản.
- Dùng /l/ để ghi /s/
Để thấy rõ hơn dấu vết của cách ghi /s/ bằng tổ hợp phụ âm đầu có yếu tố thứ 2 là âm lỏng /*l/ và âm rung /*r/, chúng tôi dựa vào cấu trúc chữ Nôm chia cứ liệu ra làm 2:
+ Chỉ gồm 1 thành tố ghi âm:
Âm Việt
Chữ Nôm
   Chữ Hán
    biểu âm
 Tần số
   Xuất xứ (dòng-trang)
Sạch
lịch
1
11-64a
Sang
lãng
4
13-23a
Sáng
lãng
6
13-14b, 8-15a, 13-41b,...
Sánh
lánh
1
12- 45b
Sao
lao
16
13-4b, 15-6a, 13-62a,...
Sáp
lạp
1
7-80b
Sạp
lạp
1
12-64a
Sau
lâu
7
6-27a, 6-44a, 8-45b,...
Sắm
lẫm
1
3- 47b
Săn
liên
1
2-56b,
Săn
lân
2
7- 59a, 2-60a
Sắn
lận
1
9-76b
Sân
lân
1
4-65b
Sấp
lập
2
4- 48a, 2-54b
Sâu
lâu
1
1-59b
Sen
liên
5
14-67b, 2-68b, 1-69a,...
Sét
liệt
6
9-4a, 2-58a, 3-78a,...
Sệt
liệt
1
7- 66a
Sói
lội
1
5- 68a
Son
Son
luân
luân
2
3
7-46a, 10-46a
8-11a, 10-69b, 2-82a
Sồi
lội
1
3- 77b
Sống
lộng
9
16-16a, 10-17a, 16-62b,...
Sốt
luật
3
13-4b, 3-11a, 5-71b
Sừng
lăng
9
14-66a, 9-79b, 13-79b,...
Có 25 trường hợp xuất hiện với tần số 86 lần trong văn bản.
+ Gồm 2 thành tố: biểu âm + biểu ý:
Âm Việt
Chữ Nôm
Chữ Hán biểu âm
Tần số
Xuất xứ (dòng - trang)
Sáu
+
lão + lục
4
6-9a, 5-10a, 11-48b...
Săng
lăng + mộc
3
11-47b, 8-52b, 10-77a
Sấm
+
lẫm + vũ
1
8-79b
Sân

Lân + thổ
5
2-27a, 2-69a, 5-72b,...
Sâu
+
lâu + thủy
5
9-6b, 1-7a, 6-a,...
Soi
+
lôi + hỏa
1
6- 17a
Sôi
+
lôi + thủy
1
13-79a
Sông
+
long + thủy
10
12-7b, 2-8a, 4-76b,...
Sốt
+
luật + hỏa
2
15-19b, 13-79a
Sữa
+
lã + thủy
1
13-77a
Suối
+
lội + thủy
1
10-7a
Sừng
+
lăng + giác
8
15-20b, 4-58b, 6-58b,...
Loại ghi kết hợp 2 thành tố biểu âm và biểu ý gồm 12 trường hợp xuất hiện 42 lần trong văn bản.
Hai cách ghi âm /s/ bằng tổ hợp phụ âm đầu và bằng /l/ đều phản ánh lưu tích của các tổ hợp phụ âm đầu có yếu tố thứ 2 là âm lỏng /*l/ và âm rung /*r/ của tiếng Việt cổ. Các nhà ngôn ngữ học lịch sử đều thống nhất cho rằng trước thế kỷ XV đã có các tổ hợp phụ âm đầu [pr], [kr] cho thanh vực cao và các tổ hợp phụ âm đầu [br], [gr] cho thanh vực thấp. Đến thời kỳ An Nam dịch ngữ, các tổ hợp phụ âm trên theo sự tái lập của Vương Lộc đã biến đổi thành các phụ âm [phl*] và [khl*] tiền thân của /s/ hiện đại2). Nguyễn Tài Cẩn cũng dựa vào các cứ liệu tiếng Mường đã nhận thấy tiền thân của /s/ hiện nay là các lưu tích âm tắc bật hơi *ph và *kh (trong tiếng Rục và Pọng), ở Mường đã để mất âm lỏng [l] , chỉ giữ lại yếu tố đầu, còn ở Việt thì sau này vẫn giữ được âm lỏng [phl], [khl]. Sang đến thế kỷ XV, XVI thì [kr], [pr] đã có dạng [khl] và [phl] như Vương Lộc đã tái lập (Sđd):
Tổ hợp phụ âm [khl] ở các từ : sáng (số 22), sông (số 56, 85, 86, 87, 88), sâu (số (76, 85).
Chúng tôi cũng đã thấy cứ liệu về tổ hợp này trong chữ Nôm bản giải âm PTĐBPMÂTK (Sđd) ở trường hợp dùng 可列 (khả liệt) ghi sắt.
可列 (khả liệt) = khliệt > sắt ( dòng 9-29a và 5-31a)
Tổ hợp phụ âm [phl] ở từ: Say (số 469).
Chúng tôi cũng đã thấy cứ liệu về tổ hợp này trong chữ Nôm của bản PTĐBPMÂTK, đó là các trường hợp dùng 2 mã chữ tách rời để ghi :
破了 (phá liễu) = phláu > sáu (dịch chữ lục tr.40b)
破律 (phá luật) = phlôt > sốt (dịch chữ tr.29a)
坡律 (pha luật) = phlôt >sốt (dịch chữ nhiệt tr.29a)
Với các trường hợp dùng /l/ ghi /s/ thì nhiều hơn, riêng trong PTĐBPMÂTK đã có đến 16 từ.
Việc phân định giữa âm lỏng /l/ và âm rung /r/ trong các tổ hợp phụ âm là rất khó. Tuy dấu vết về cách ghi này trong CNNÂGN không đậm đặc bằng ở PTĐBPMÂTK nhưng cùng với những lưu tích về các cách ghi phụ âm đầu khác, ở góc độ nguồn cứ liệu chữ Nôm cổ, nó cũng góp phần chứng minh ý kiến của các nhà ngôn ngữ trong, ngoài nước về các tổ hợp phụ âm và tiền âm tiết trong tiếng Việt cổ.
- Dùng tổ hợp phụ âm có yếu tố thứ nhất là m*, yếu tố thứ 2 là l* để ghi /s/ trong trường hợp:
Dùng +(mãnh (trên) + lâu (dưới)) để ghi mlấu > lấu > sấu. Trường hợp này xuất hiện 1 lần ở dòng 5 trang 60b.
Tổ hợp phụ âm /ml/ hiện còn thấy rất rõ trong Từ điển Việt - Bồ - La. Trong chữ Nôm, nó được ghi lại bằng nhiều dạng(3) nhưng các lưu tích này đều phản ánh dạng tiền thân của /l/, /nh/ sau này. Trong trường hợp này thì mlấu để ghi lấu tên một loài cá. Sau này lấu lại được đọc sấu theo mô hình S (L) và được viết +( lâu + ngư), muộn hơn nữa, sấu lại được viết là +(1/2 sấu + ngư).
- Dùng t/t/ để ghi /s/:

Âm Việt
Chữ Nôm
Chữ Hán
biểu âm

Tần số

Xuất xứ
(dòng - trang)

Sánh

tịnh
1
12-45b
Sào
tào
1
16-19b
Sốt
tốt
1
7-20a
Suốt
tốt
2
6-36b, 8-36b
Gồm 4 trường hợp, xuất hiện 5 lần trong văn bản.
Theo Vương Lộc thì thời An Nam dịch ngữ nét tắc trong âm /t/ Việt chưa hình thành trọn vẹn vẫn còn những bộ phận từ được đọc bằng âm xát hoặc âm tắc xát, vì vậy mới có hiện tượng dùng /t/ vẫn đọc bằng âm xát để ghi /s/. Việc dùng /t/ để ghi /s/ trong chữ Nôm CNNÂGN chứng tỏ đây là cách ghi tiếng Việt cổ khoảng từ thế kỷ XV về trước.
- Dùng th/t'/ để ghi /s/:

 Âm  Việt
 Chữ Nôm
   Chữ Hán
    biểu âm
 Tần số
  Xuất xứ (dòng - trang)
Sẹo
thiệu
1
2-34a
So
thô
1
6-17a
Súc
thúc
1
4-18a

Gồm 3 trường hợp, xuất hiện 3 lần trong văn bản.
Trường hợp dùng th/t'/ ghi /s/ thì qua các cứ liệu trong An Nam dịch ngữ có thể thấy nét xát ở th /t'/ vẫn còn chiếm ưu thế. Việc dùng âm th /t'/ lúc này vẫn còn đọc là âm xát để ghi /s/ là có thể hiểu được. Những dấu vết của tiếng Việt cổ trong chữ Nôm CNNÂGN qua 3 trường hợp ghi Sẹo, so, súc trên cũng đã cho thấy một dạng tiền thân của /s/ ngày nay ở vào khoảng từ thế kỷ XV về trước.
Như vậy qua các cách ghi /s/ trong CNNÂGN có thể thấy được một phần dấu vết của các dạng tiền thân của /s/ trong tiếng Việt lịch sử ở thời điểm cách đây khoảng năm, sáu thế kỷ. Đây mới chỉ là cách ghi phụ âm /s/ qua khảo sát chữ Nôm CNNÂGN. Cùng với cách ghi các phụ âm đầu khác trong CNNÂGN và trong các văn bản gần thời điểm với nó, cách ghi về âm /s/ ở góc độ chữ Nôm đã đóng góp những cứ liệu quan trọng để giúp ta tìm hiểu về hệ thống phụ âm đầu trong lịch sử tiếng Việt.
Chú thích:
(1)Xin xem Hoàng Thị Ngọ: “Một cách hiểu về khái niệm "chữ đơn", "chữ kép" trong bài tựa cuốn Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa - Thông báo Hán Nôm học năm 1997, in năm 1998, Nxb. KHXH và Suy nghĩ thêm về tác giả và thời điểm xuất hiện của tác phẩm - Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa - Thông báo Hán Nôm học năm 2000, Viện Nghiên cứu Hán Nôm xuất bản năm 2001.
(2)Xem Vương Lộc: An Nam dịch ngữ. Nxb. Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, 1995, tr.58.
(3)Xin xem: PTĐBPMÂTK. tr.108, 109 (Sđd).
Thông báo Hán Nôm học 2003, tr. 397-406

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét