Đầu thế kỷ 20 đã thấy ô tô xuất hiện trên báo chí:
Tầu hỏa Hải-phòng lên, Đồng-đăng xuống, Vân-nam về, kẻ quan, người lính, kẻ thân, người hào, kẻ đi học, người đi buôn, kẻ làm ruộng, người làm thợ, đi như nước chẩy, đông như đám hội, già từ chín mươi tuổi sắp xuống, trẻ từ bốn-năm tuổi sắp lên, sang từ những bậc đi ô-tô nhà, hèn từ những hạng gánh hàng-dong bán, vòng trong vòng ngoài, trông bộ ai cũng hết lòng mừng-rỡ, hết lòng cung-kính, hết lòng sốt-sắng mà tiếp rước một người. (Nam Phong Tạp Chí số 1 (1917:52, Tuyết-Huy)
Nhưng Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931) không công nhận ô tô đủ tư cách của một từ tiếng Việt. Hội Khai Trí Tiến Đức (1931:650) chỉ công nhận xe hơi và gọi xe hơi là.... xe ô-tô: xe chạy bằng sức nổ của hơi, tức là xe ô-tô.
Xe hơi có lẽ được dịch sao phỏng từ氣 車 (khí xa) của tiếng Trung Quốc. Cùng thời với Việt Nam Tự Điển, quyển Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh (2005:794) có hai mục từ cùng nói về ô tô:
khí xa 氣 車 xe hơi (automobile à essence)
tự động xa 自動車 Xe có máy tự chạy được (automobile).
Tự động xa là âm Hán Việt của từ jidosha tiếng Nhật.
Ô tô được chính thức dùng trong các văn bản hành chính ở miền Bắc sau năm 1954:
Các xe ô tô, mô tô trước khi đỗ phải bóp còi báo hiệu.(Nghị định 348-NĐ năm 1955 của Bộ trưởng Bộ Giao Thông và Bưu Điện ban hành luật đi đường bộ)
Có lẽ vì Bác Hồ không thấy ô-tô có vấn đề gì, mọi người cứ thế dùng theo không chút băn khoăn:
Các chủ ô tô thì niêm yết giá vé, và không chở quá nhiều khách. (Hồ Chí Minh, 2000-7:432)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét