Thứ ba, ngày 21 tháng bảy năm 2009
QUẢNG NAM: MIỀN ĐẤT KHAI SINH CHỮ QUỐC NGỮ
Đầu thế kỷ XVII, các Giáo sĩ Tây phương đến truyền đạo ở xứ Đàng Trong, để nhanh chóng thu phục con chiên họ nỗ lực học tiếng Việt, dùng mẫu tự La tinh để ghi âm tiếng bản xứ, từ đó tiến tới việc sáng chế chữ Quốc ngữ.
I. QUẢNG NAM - NƠI KHAI SINH CHỮ QUỐC NGỮ:
1. Hoàn cảnh và nguyên nhân sáng chế chữ Quốc ngữ:
Dưới thời Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên, cảng thị Hội An càng ngày càng phát triển, trở thành trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất của xứ Đàng Trong. Thuyền buôn các nước tấp nập cập bến, nhiều nhất là Trung Hoa, Nhật Bản, Hoà Lan và Bồ Đồ Nha. Nói về Hội An thời ấy Cristoforo Borri đã ghi nhận: "Thành phố này gọi là Faifo, một thành phố lớn đến độ người ta có thể nói được là có hai thành phố, một phố người Tàu và một phố người Nhật. Mỗi phố có khu vực riêng, có quan cai trị riêng và sống theo tập tục riêng. Người Tàu có luật lệ và phong tục của người Tàu và người Nhật cũng vậy". (1, tr 92)
Mặc dầu các thuyền buôn Bồ Đào Nha đến buôn bán với Hội An rất sớm, nhưng các giáo sĩ vẫn chưa có cơ hội đến truyền đạo ở xứ Đàng Trong. Cho đến năm 1613, Nhật Bản ban hành lệnh cấm đạo, trục xuất các giáo sĩ ,thì những người được đào tạo để gởi đi Nhật Bản phải chuyển hướng sang Việt Nam. Ngày 6/1/1615, phái đoàn Buzomi đáp tàu buôn Bồ Đào Nha từ Macao đến Cửa Hàn (Đà Nẵng). Sau đó, mấy tháng mới đến ở Hội An (2,tr 20). Họ chọn Hội An để truyền giáo vì nơi đây đã có sẵn những con chiên người Nhật cần đến họ và sẵn sàng giúp đỡ họ làm thông ngôn để giao tiếp với người Việt. Khi giảng đạo nếu dùng ngôn ngữ bản xứ trực tiếp đối thoại thì lời thuyết giáo sẽ sinh động, có hồn, dễ đi sâu vào lòng người; còn nếu phải dùng người phiên dịch thì hiệu quả không cao. Vì vậy, các giáo sĩ phải gấp rút học tiếng Việt. Họ dùng bộ chữ cái La Tinh để ghi âm tiếng bản xứ giúp cho người mới học dễ nhớ, dễ sử dụng hơn, từ đó chữ Quốc ngữ được ra đời.
Chỉ cần nhìn vào cách ghi âm địa danh Dinh Chiêm là ta có thể hình dung được tiến trình tạo lập chữ Quốc ngữ. Đây là địa danh được phiên âm sớm nhất ở dạng chữ Quốc ngữ sơ khai. Lúc đầu chưa ý thức được tiếng Việt là tiếng đơn âm nên họ không viết theo lối cách ngữ mà lại viết dính nhau, họ cũng chưa phân biệt được các dấu giọng nên viết không có dấu: João Roiz viết là Cacham vào năm 1621, cũng năm này, tuy Gaspar Luis chưa đến Việt Nam nhưng cũng viết là Cacham và sau khi đến xứ Đàng Trong năm 1626 lại viết Dinh Cham. Trong bản tường trình ngày 1/1/1626 giáo sĩ Antonio De Fontes cũng ghi là Dinh Cham nhưng cũng có khi viết là Dĩgcham. Riêng Cristoforo Borri thì ghi theo lối Ý nên viết là Cacciam (1621). Những trở ngại này nhanh chóng được khắc phục, chỉ mười năm sau đó, năm 1632 Gaspar D’Amaral đã có thể viết ngay "Kẻ Chàm" như cách ta viết ngày nay. Mỗi giáo sĩ có một cách ghi, chứng tỏ chữ Quốc ngữ được tạo thành do công sức của cả một tập thể chứ chẳng riêng ai. Tuy thế, người đóng góp sớm nhất và quan trọng nhất là Francisco De Pina.
2. Pina - người mở đường cho công trình La Tinh hoá tiếng Việt
Pina, người Bồ Đào Nha, sinh tại thành phố Guarda năm 1585 (hay 1586 theo Roland Jacques hoặc 1588 theo Hồng Nhuệ). Ông vào Dòng Tên từ năm 19 tuổi, học Thần học, tiếng Nhật và các môn khoa học, nghệ thuật nhiều năm tại Macao trước khi sang Việt Nam năm 1617. Ngay từ khi đến Quảng Nam, Pina đã tự nguyện lao vào việc học tập, nghiên cứu tiếng Việt. Trong thư gửi cho Tổng giám mục, giáo sĩ Gaspar Luis đã viết: "Linh mục De Pina đến Đàng Trong năm 1617. Đó là giáo sĩ đầu tiên miệt mài học tiếng nói" (3, tr40). Chỉ trong một thời gian ngắn, Pina đã nắm bắt được cốt lõi của tiếng Việt. Ông đã nhanh chóng phát hiện ra "Tiếng nói này là một tiếng nói có thanh âm, giống như một xướng âm pháp và trước hết là phải biết xướng âm nó đã, sau đó người ta mới học các chữ". (4, tr 36)
Không nắm được cốt lõi này thì không thể học được tiếng Việt. Chính vì không phân biệt được các thanh và dấu thanh nên Linh mục Manoel Fernandez - Cha bề trên của trú sở Hội An - dầu rất cố gắng học nói tiếng Việt, mỗi ngày hai lần được người Việt Nam luyện cách phát âm ròng rã một năm mà cha cứ nhầm lẫn giữa cà và cá chẳng nói được mấy từ chẳng phải, ông phải khiến bổn đạo Hội An, Thanh Chiêm không hiểu ông nói gì.
Pina không những nói thông thạo tiếng Việt, giảng đạo bằng tiếng Việt mà ông còn soạn một tập chính tả và dấu thanh tiếng Việt đồng thời bắt tay vào việc soạn ngữ pháp. Ông đã thu thập được nhiều truyện và các văn bản thích hợp cho việc trích dẫn những câu mẫu về ngữ pháp. Những điều đó đã chứng tỏ Pina mới là người tiên phong sáng tạo chữ quốc ngữ chứ không phải là Alexandre De Rhodes như người ta vẫn tưởng lâu nay. Mặc dầu Rhodes là người đầu tiên cho in những tài liệu thành văn về chữ quốc ngữ: Từ điển Việt-Bồ-La, Phép giảng tám ngày vào năm 1651 nhưng ông chỉ là người công bố, người phổ biến, người đóng góp rất nhiều cho việc hoàn chỉnh chữ Quốc ngữ chứ không phải là người khởi xướng đúng như ông đã xác nhận trong Từ điển Việt-Bồ-La: "...ngay từ đầu tôi đã học với cha Francisco De Pina, người Bồ Đào, thuộc Hội Dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn..." (5, tr 3). Chính nhờ những nỗ lực không hề biết mệt mỏi của A.De Rhodes mà ngày nay chúng ta vẫn còn được chiêm ngưỡng những tài liệu vô giá về chữ Quốc ngữ trong buổi bình minh của nó.
Điều thuận lợi cho A.De Rhodes khi học tiếng Việt là ông khỏi phải trải qua những dò dẫm ban đầu mà được thừa hưởng tất cả những gì Pina đã khổ công tích góp được về cách ghi âm tiếng Việt theo mẫu tự La tinh. Rhodes là người hết sức trung thực và sòng phẳng khi công khai thừa nhận vai trò và vị trí của mình trong việc chế tác chữ Quốc ngữ. Cũng trong Từ điển Việt-Bồ-La ông nói rất rõ: "Tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều cha khác cùng một Hội Dòng nhất là của cha Gaspar d’ Amaral và cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển, ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ Đào, nhưng cả hai ông đều đã chết sớm" (5,tr 3). Theo lời Rhodes, ta có thể giả định một bảng xếp loại các bậc tổ sư có công sáng chế chữ Quốc ngữ: Pina thuộc thế hệ thứ nhất, A.De Rhodes thuộc thế hệ thứ hai. Nhưng khi công bố các công trình của mình Rhodes lại thuộc thế hệ thứ năm, vì ông đã tận dụng những thành tựu của người đi trước ông như Pina lẫn người đi sau ông như Gaspar d’Amaral,Antonio Barbosa:
1) Thế hệ thứ nhất : Francisco De Pina - đến VN năm 1617
2) Thế hệ thứ hai : Alexandre De Rhodes - đến VN năm 1624
3) Thế hệ thứ ba : Gaspar D’Amaral - đến VN năm 1629
4) Thế hệ thứ tư : Antonio Barbosa - đến VN năm1636
5) Thế hệ thứ năm : Alexandre De Rhodes - xuất bản sách năm 1651
Những đóng góp lớn lao của Alexandre De Rhodes vào cuộc cách mạng chữ viết làm vinh danh cho người thầy đã từng dày công đặt nền móng cho việc sáng tạo chữ Quốc ngữ: Francisco De Pina.
3. Dinh trấn Thanh Chiêm - cái nôi của chữ Quốc ngữ
Nhờ sớm thông thạo tiếng Việt, Pina thường xuyên đi lại Thanh Chiêm để làm nhiệm vụ quan hệ với Dinh trấn, đến khi trú sở Thanh Chiêm thành lập năm 1625 ông được cử làm cha bề trên cai quản nơi đó. Trú sở này tuy theo giáo luật ra đời sau nhưng lại giữ một vai trò khá quan trọng vì ở ngay thủ phủ của Dinh Quảng Nam được xem như triều đình thứ hai của xứ Đàng Trong, do Hoàng tử Nguyễn Phước Kỳ, con cả của chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên trấn giữ. Đây không chỉ là nơi đơn thuần chinh phục con chiên mà còn là nơi tranh thủ ngoại giao để tạo mọi điều kiện dễ dàng cho việc truyền giáo nên chỉ có Pina là thích hợp nhất để cai quản nơi này. Cũng không phải sau khi trú sở được thành lập Pina mới đến Dinh Chiêm mà trước đó ông gần như có mặt thường xuyên tại đây.
Ở Dinh trấn Thanh Chiêm, Pina đã tạo lập được mối quan hệ mật thiết với Hoàng tử Kỳ .Mặc dầu không thuyết phục được Hoàng tử chịu lễ thánh tẩy nhưng cũng tạo được niềm tin nơi vị trấn thủ. Hoàng tử rất có thịnh tình với Kitô giáo. Pina thường đến thăm quan Trấn thủ, cũng có khi quan Trấn thủ đến thăm Pina cùng với một số Nho sĩ để nghe Pina giảng về giáo lý. Ở đây, Pina cũng làm được nhiều việc ích lợi cho công cuộc truyền giáo vì đã chinh phục được một số người quyền quí có thế giá ở trong Dinh. Tại nhà một bà tên là Gioanna, Pina đã dạy giáo lý bằng tiếng bản xứ khiến người nghe có thể cảm nhận đích thực suối nguồn của đạo. Gaspar Luis còn cho biết thêm, Pina được triều đình kính trọng nhờ những hiểu biết về toán học và thiên văn của ông. Ông đã nhận huấn luyện cho những nhà Chiêm tinh của Hoàng tử Kỳ thuật tính thiên văn. Nhưng công trình hệ trọng hơn hết mà Pina đã làm được ở Dinh trấn Thanh Chiêm là công cuộc sáng tạo chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La tinh. Để làm được việc khó khăn này, ngoài những cố gắng vượt bậc của ông còn cần có sự hỗ trợ của những người Việt. Trước hết là các thanh niên giáo dân ở các nhà đạo, nhà thờ, trong số đó Pina đã nhắc đến một người tên André trong bức thư viết dở dang tại Hội An vào năm 1623. "Trong một nhà đạo cần ít nhất có ba người giúp chúng ta các dịch vụ vặt vãnh hàng ngày, đối với họ cần dành thời gian để học chữ,cả người của họ lẫn người của chúng ta... Những năm đầu tôi đã dạy cho một người tên là André, sau đó cậu ta ở lại với cha Marquez như người phiên dịch của cha và về sau cha bề trên đã dùng cậu ta với chức năng như vậy" (4, tr 178). André và những thanh niên giáo dân làm phiên dịch, biết tiếng Bồ Đào Nha nên có thể giúp đỡ ông rất nhiều khi nghiên cứu tiếng Việt. Alexandre De Rhodes khi đến Thanh Chiêm để học tiếng Việt, ngoài việc lãnh giáo ở Pina, cũng ghi lại những nỗ lực đóng góp của người bản xứ đã giúp ông nhanh chóng gặt hái kết quả trong học tập: "Người giúp tôi đắc lực là một cậu bé người xứ này. Trong ba tuần lễ đã dạy tôi các dấu khác nhau và cách đọc hết các tiếng. Cậu không hiểu tiếng tôi mà tôi thì chưa biết tiếng cậu, thế nhưng cậu có trí thông minh biết được những điều tôi muốn nói. Và thực tế cũng trong ba tuần lễ, cậu học các chữ của chúng ta, học viết và học giúp lễ nữa. Tôi sửng sốt thấy trí thông minh của cậu bé và trí nhớ chắc chắn của cậu. Từ đó cậu đã làm thầy giảng giúp các cha" (5.tr 55,56). Nhưng quan trọng hơn vẫn là các trí thức bản xứ. Đó là các Nho sĩ, các nhà sư, các quan lại v.v..., những tinh hoa của xứ Đàng Trong từ Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá đến Bình Định, Phú Yên, khắp nơi đã hội tụ về đây. Họ là những cộng tác viên đắc lực của Pina trong công trình ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh. Làm được việc khó khăn này Pina xác nhận không đâu lí tưởng hơn Dinh Chiêm, cơ quan đầu não của xứ Quảng Nam, vì chỉ có nơi này mới qui tụ nhiều người học thức cần thiết cho công trình nghiên cứu tiếng bản xứ của ông. Hội An và Nước Mặn (Qui Nhơn) không thể đáp ứng yêu cầu này. Mặc dầu Hội An là nơi đô hội sầm uất nhưng chỉ có lợi cho công việc thương mãi hơn là cho việc nghiên cứu ngôn ngữ. Người ta không thể tìm thấy lời giải đáp cho vấn đề ở những thương nhân người Tàu, người Nhật mà chỉ có ở những văn nhân nơi thủ phủ.
Cuối năm 1624, Alexandre De Rhodes được cử đến Đàng Trong. Vừa đến nơi ông đã cùng giáo sĩ Antonio De Fontes về ngay Thanh Chiêm làm phụ giảng cho Pina, nhưng việc khẩn thiết hơn hết là để học tiếng Việt với bậc thầy "giảng giáo lý không cần thông dịch".
Trú sở Thanh Chiêm như thế có thể xem là trường dạy chữ Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam. Francisco De Pina từ chỗ đem nhiệt tâm phụng sự chúa Kitô đã trở thành cha đẻ chữ Quốc ngữ. Chữ mà ông chỉ khiêm tốn xem như một công cụ, một phương tiện mầu nhiệm để chinh phục người bản xứ, đưa họ trở lại đạo, nhưng ông đã đem hết nhiệt huyết và tuổi thanh xuân để miệt mài nghiên cứu, lại trở thành văn tự chính thức của một quốc gia, trở thành một công cụ tuyệt hảo cho Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập vào cộng đồng quốc tế.
Pina, Alexandre De Rhodes đã học tập, nghiên cứu, làm việc nhiều năm ở Dinh trấn Thanh Chiêm để tạo nên chữ Quốc ngữ. Do đó Dinh trấn Thanh Chiêm nói riêng và Quảng Nam nói chung chính là miền đất đã có vinh hạnh làm nơi chào đời của chữ Quốc ngữ.
II. QUẢNG NAM - NƠI TRUYỀN BÁ CHỮ QUỐC NGỮ
1. Mục đích phổ biến chữ quốc ngữ
Cuối thế kỷ XIX các phong trào vũ trang Cần vương hoàn toàn thất bại, thực dân Pháp đã thiết lập nền đô hộ trên toàn cõi Việt Nam, Nho học bước vào con đường suy tàn, không còn đáp ứng được những yêu cầu của đất nước. Trước tình đó, đầu thế kỷ XX phong trào Duy Tân do các cụ Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo với một đường lối chủ trương mới mẽ, tiến bộ, khởi lên từ Quảng Nam đã làm nô nức lòng người, khắp nơi một phong khí mới ào ào dâng lên. Mục tiêu "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" trở thành động lực thúc đẩy nhân dân tập hợp dưới bóng cờ của phong trào, trong đó mục tiêu khai dân trí được đặt lên hàng đầu. Muốn tiến bộ, muốn chống lại kẻ thù phải làm cho dân khôn ra, phải cắt cái ngu, cái dại đã đưa dân tộc vào vòng bị trị. Công cụ để tiến hành sứ mệnh đó không gì tiện dụng hơn chữ Quốc ngữ.
Mặc dầu lúc bấy giờ chữ Quốc ngữ còn có nhiều nhược điểm, nhưng so với chữ nôm thì lại đơn giản, có tính khoa học hơn nhiều, do đó thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Duy tân và nâng cao dân trí, vì vậy các nhà lãnh đạo phong trào bèn ra sức hô hào học chữ Quốc ngữ:
Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước,
Phải đem ra tính trước dân ta,
(Khuyến học - Trần Quí Cáp)
Ta muốn vận dụng chữ Quốc ngữ như một khí cụ cứu nước, thực dân Pháp lại muốn dùng chữ Quốc ngữ như một công cụ để thống trị đất nước ta ,nô dịch dân ta.
2. Pháp truyền bá chữ Quốc Ngữ để làm công cụ nô dịch:
Ngay sau khi chiếm Nam kỳ (1867), Pháp bãi bỏ các kì thi chữ Hán và thay vào đó một nền giáo dục Pháp Việt. Họ đã thấy ngay vai trò lợi hại của chữ Quốc ngữ nên quyết tâm đào tạo những người biết chữ Pháp, chữ Quốc ngữ để làm tay sai cho họ trong việc cai trị. Nhiều nghị định liên tiếp được ban hành nhằm mục đích phổ biến chữ Quốc ngữ, dùng nó thay thế chữ Hán và chữ Nôm:
Ngày 14/11/1874 ,Thiếu tướng Hải quân Krantz giữ chức Thống soái Nam kỳ, đã ký nghị định mở trường trung học Chasse Loup Laubat ở Sài Gòn vừa dạy tiếng Pháp vừa dạy chữ Quốc ngữ cho con em người Pháp đang cai trị tại Nam kỳ và con em các quan lại làm việc với họ.
Ngày 6/4/1878, Thống đốc Nam kỳ ra nghị định số 82 bắt buộc các công văn, thư từ phải viết bằng chữ Quốc ngữ thay vì chữ Hán hay chữ Nôm.
Ngày17/1/1879, Thống đốc Nam kỳ là bá tước Lafont ký nghị định mở trường Trung học Mỹ Tho.
Ngày 17/3/1879, chính quyền thuộc địa Pháp thiết lập Sở Học chánh Nam kỳ và đặt chương trình giáo dục Pháp Việt đầu tiên ở Nam kỳ.
Ngày 18/11/1896, Toàn quyền Đông Dương A. Rousseau kí nghị định cho phép mở trường Quốc Học Huế.
Ngày 27/4/1904, thực dân Pháp ra nghị định thiết lập chương trình giáo dục hệ Pháp-Việt ở Bắc kỳ.
Năm 1906, Toàn quyền Paul Beau ra nghị định bắt dân các xã lập trường tiểu học dạy chữ Quốc ngữ, chữ Tây...
Những nỗ lực phổ biến chữ Quốc ngữ của thực dân Pháp nhằm mục đích loại bỏ nền văn hoá Hán Nôm từ hàng ngàn năm đã ăn sâu vào cội rễ tư tưởng người Việt để thay vào đó là nền văn hoá Pháp, hầu củng cố chế độ thực dân, tất yếu phải gặp sức kháng cự của nhân dân yêu nước. Vì vậy, dù Pháp ra lệnh lập xã học, dân chúng vẫn không chịu học chữ Quốc ngữ do họ đề xướng.
3. Phong trào Duy Tân truyền bá Chữ Quốc ngữ để làm công cụ cứu nước
Đối với các nhà cách mạng, chữ Quốc ngữ là công cụ hữu hiệu để truyền bá chủ nghĩa Duy Tân: "Quyết đem học mới thay nô kiếp", là phương tiện để khai dân trí:
Trước hết phải học ngay Quốc ngữ,
Khỏi đôi đường tiếng, chữ khác nhau,
Chữ ta, ta đã thuộc làu,
Nói ra nên tiếng, viết câu nên bài
(Sẵn cơ sở để khai tâm trí - Đông kinh nghĩa thục)
Cùng một phương tiện nhưng dùng với hai mục đích trái ngược nhau, phải nói sao cho dân hiểu, dân làm, tránh hiểu sai, hiểu lầm, không để cho kẻ địch lợi dụng, quả là một trận chiến cam go. Việc dạy chữ Quốc ngữ trong các trường Duy Tân buổi đầu không dễ dàng vì gặp phải sự chống đối của lớp người bảo thủ. Nhiều người đã kiên quyết không cho con em đi học thứ chữ "của Tây,của cố đạo" nhưng nhờ lòng kiên trì, nhiệt tình yêu nước, các giáo viên tân học đã tạo được sự hiểu biết cũng như lòng tin vào tiền đồ của dân tộc, càng ngày số người theo học càng đông. Phong trào học chữ Quốc ngữ đã được nhân dân hưởng ứng nồng nhiệt, tại Quảng Nam chỉ trong vòng năm, sáu tháng 40 trường tân học đã được dựng lên để dạy chữ Quốc ngữ, truyền bá cái học mới. Từ chỗ bài Tây, tả đạo, cái gì của thực dân cũng ghét, như tinh thần cụ Đồ Chiểu, xà phòng không dùng, dầu Tây không thắp, huống gì chữ Quốc ngữ là đại sự của quốc gia lại do kẻ xâm lược tạo ra. Làm cho dân ý thức đó là nguồn lợi của nước nhà, đưa chữ Quốc ngữ giữ vai trò có quan hệ sinh tử đối với vận mệnh đất nước, khiến cho họ nhận ra cái hồn của dân tộc "chữ Quốc ngữ là hồn trong nước" quả là kỳ công của các nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân. Không chỉ dạy chữ Quốc ngữ cho dân ta, phong trào còn dùng chữ Quốc ngữ để dịch các sách Âu, Mỹ,Trung Quốc hầu phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật, triết học, kinh tế... để mở mang dân trí, ý thức dân quyền, đưa đồng bào tiến bước trên đường Duy Tân, cứu đất nước thoát khỏi vòng đô hộ của thực dân Pháp:
Sách Âu Mỹ, sách China
Chữ kia ,chữ nọ dịch ra tinh tường
...Một người học muôn người đều biết
Trí ta khôn trăm việc phải hay
Lợi quyền đã nắm trong tay
Có cơ tiến hoá, có ngày văn minh
(Khuyến học - Trần Quí Cáp)
Công cuộc phổ biến chữ Quốc ngữ của phong trào Duy Tân đã được triển khai bằng nhiều hoạt động mạnh mẽ nhất là từ năm 1906 trở đi. Năm 1906, nhân nghị định của Toàn quyền Paul Beau bắt dân các xã lập trường dạy chữ Quốc ngữ, chữ Tây các nhà Duy Tân đã lợi dụng thời cơ đó để hợp pháp hoá chủ trương dạy chữ Quốc ngữ mà trước đây họ phải hoạt động một cách bí mật .Các cụ Phan Châu Trinh, Trần Quí Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, công khai tổ chức những buổi diễn thuyết cổ động cho tân học gây được những xúc động mạnh mẽ trong hàng ngũ thân hào, nhân sĩ, khiến họ tự nguyện góp công, góp của dựng lên những ngôi trường Duy Tân trong các xóm làng. 40 trường tân học đã mọc lên khắp nơi, có nhiều trường đã gây được ảnh hưởng lớn, uy tín vang khắp tỉnh như trường Phú Lâm, Diên Phong, Phước Bình, Cẩm Toại.
Phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ bắt đầu từ Quảng Nam sau lan rộng ra cả Trung kỳ, Bắc kỳ. Năm 1907, cụ Phan Châu Trinh ra Hà Nội cùng các thân hào nhân sĩ đất Bắc như các cụ Lương văn Can, Nguyễn Quyền... thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục. Đây là một trường có quy mô tổ chức lớn, có nhiều giáo sư xuất sắc, vang danh khắp nước.
Công cuộc Duy Tân đang được triển khai mạnh mẽ, quần chúng nhiệt tình hưởng ứng, nhưng tiếc rằng phong trào hoạt động chẳng được mấy năm thì đến năm 1908 nhân cuộc biểu tình chống sưu thuế của nhân dân Quảng Nam và các tỉnh miền Trung, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt giam các lãnh tụ Duy Tân, đày đi Lao Bảo, Côn Lôn, Trần Quí Cáp - nhà cách mạng giáo dục lỗi lạc của phong trào - bị tử hình. Các trường tân học bị đóng cửa, giáo viên bị đánh đập, giam cầm. Phong trào tan rã nhưng chữ Quốc ngữ đã gắn sâu vào lòng dân tộc, cùng nhân dân tiếp tục tiến bước trên đường thắng lợi cho đến khi nước nhà Độc lập đã trở thành thứ chữ chính thức của nước ta.
Từ khi chữ Quốc Ngữ chào đời cho đến khi được nhân dân đón nhận, Quảng Nam có vinh dự làm cái nôi khai sinh chữ Quốc ngữ cũng chính là nơi đầu tiên dấy lên phong trào học chữ Quốc ngữ mang tính đại chúng.
Người đầu tiên có thể truyền giáo bằng tiếng Việt là Giáo sĩ Francisco de Pina, ông chính là người có công đầu trong công cuộc đặt nền tảng cho việc hình thành chữ Quốc ngữ. Suốt gần ba trăm năm, chữ Quốc ngữ chỉ được lưu hành trong phạm vi nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Mãi đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp mới áp đặt đưa chữ Quốc ngữ vào lãnh vực hành chánh, biến thứ chữ này thành công cụ phục vụ chế độ cai trị, do đó không được nhân dân đồng tình đón nhận. Những năm đầu thế kỷ XX, Phong trào Duy Tân phát xuất từ Quảng Nam, nhận thức được giá trị hữu ích của chữ Quốc ngữ như là một khí cụ khai dân trí giúp nhân dân tiến nhanh trên đường giải phóng dân tộc khỏi cảnh nô lệ, đã thổi vào chữ Quốc ngữ cái hồn dân tộc, ra sức cổ động người người gắng công học chữ Quốc ngữ. Quảng Nam nhờ vậy có vinh hạnh làm cái nôi khai sinh chữ Quốc ngữ lại thêm cái vinh dự mở đường truyền bá chữ Quốc ngữ.
I. QUẢNG NAM - NƠI KHAI SINH CHỮ QUỐC NGỮ:
1. Hoàn cảnh và nguyên nhân sáng chế chữ Quốc ngữ:
Dưới thời Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên, cảng thị Hội An càng ngày càng phát triển, trở thành trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất của xứ Đàng Trong. Thuyền buôn các nước tấp nập cập bến, nhiều nhất là Trung Hoa, Nhật Bản, Hoà Lan và Bồ Đồ Nha. Nói về Hội An thời ấy Cristoforo Borri đã ghi nhận: "Thành phố này gọi là Faifo, một thành phố lớn đến độ người ta có thể nói được là có hai thành phố, một phố người Tàu và một phố người Nhật. Mỗi phố có khu vực riêng, có quan cai trị riêng và sống theo tập tục riêng. Người Tàu có luật lệ và phong tục của người Tàu và người Nhật cũng vậy". (1, tr 92)
Mặc dầu các thuyền buôn Bồ Đào Nha đến buôn bán với Hội An rất sớm, nhưng các giáo sĩ vẫn chưa có cơ hội đến truyền đạo ở xứ Đàng Trong. Cho đến năm 1613, Nhật Bản ban hành lệnh cấm đạo, trục xuất các giáo sĩ ,thì những người được đào tạo để gởi đi Nhật Bản phải chuyển hướng sang Việt Nam. Ngày 6/1/1615, phái đoàn Buzomi đáp tàu buôn Bồ Đào Nha từ Macao đến Cửa Hàn (Đà Nẵng). Sau đó, mấy tháng mới đến ở Hội An (2,tr 20). Họ chọn Hội An để truyền giáo vì nơi đây đã có sẵn những con chiên người Nhật cần đến họ và sẵn sàng giúp đỡ họ làm thông ngôn để giao tiếp với người Việt. Khi giảng đạo nếu dùng ngôn ngữ bản xứ trực tiếp đối thoại thì lời thuyết giáo sẽ sinh động, có hồn, dễ đi sâu vào lòng người; còn nếu phải dùng người phiên dịch thì hiệu quả không cao. Vì vậy, các giáo sĩ phải gấp rút học tiếng Việt. Họ dùng bộ chữ cái La Tinh để ghi âm tiếng bản xứ giúp cho người mới học dễ nhớ, dễ sử dụng hơn, từ đó chữ Quốc ngữ được ra đời.
Chỉ cần nhìn vào cách ghi âm địa danh Dinh Chiêm là ta có thể hình dung được tiến trình tạo lập chữ Quốc ngữ. Đây là địa danh được phiên âm sớm nhất ở dạng chữ Quốc ngữ sơ khai. Lúc đầu chưa ý thức được tiếng Việt là tiếng đơn âm nên họ không viết theo lối cách ngữ mà lại viết dính nhau, họ cũng chưa phân biệt được các dấu giọng nên viết không có dấu: João Roiz viết là Cacham vào năm 1621, cũng năm này, tuy Gaspar Luis chưa đến Việt Nam nhưng cũng viết là Cacham và sau khi đến xứ Đàng Trong năm 1626 lại viết Dinh Cham. Trong bản tường trình ngày 1/1/1626 giáo sĩ Antonio De Fontes cũng ghi là Dinh Cham nhưng cũng có khi viết là Dĩgcham. Riêng Cristoforo Borri thì ghi theo lối Ý nên viết là Cacciam (1621). Những trở ngại này nhanh chóng được khắc phục, chỉ mười năm sau đó, năm 1632 Gaspar D’Amaral đã có thể viết ngay "Kẻ Chàm" như cách ta viết ngày nay. Mỗi giáo sĩ có một cách ghi, chứng tỏ chữ Quốc ngữ được tạo thành do công sức của cả một tập thể chứ chẳng riêng ai. Tuy thế, người đóng góp sớm nhất và quan trọng nhất là Francisco De Pina.
2. Pina - người mở đường cho công trình La Tinh hoá tiếng Việt
Pina, người Bồ Đào Nha, sinh tại thành phố Guarda năm 1585 (hay 1586 theo Roland Jacques hoặc 1588 theo Hồng Nhuệ). Ông vào Dòng Tên từ năm 19 tuổi, học Thần học, tiếng Nhật và các môn khoa học, nghệ thuật nhiều năm tại Macao trước khi sang Việt Nam năm 1617. Ngay từ khi đến Quảng Nam, Pina đã tự nguyện lao vào việc học tập, nghiên cứu tiếng Việt. Trong thư gửi cho Tổng giám mục, giáo sĩ Gaspar Luis đã viết: "Linh mục De Pina đến Đàng Trong năm 1617. Đó là giáo sĩ đầu tiên miệt mài học tiếng nói" (3, tr40). Chỉ trong một thời gian ngắn, Pina đã nắm bắt được cốt lõi của tiếng Việt. Ông đã nhanh chóng phát hiện ra "Tiếng nói này là một tiếng nói có thanh âm, giống như một xướng âm pháp và trước hết là phải biết xướng âm nó đã, sau đó người ta mới học các chữ". (4, tr 36)
Không nắm được cốt lõi này thì không thể học được tiếng Việt. Chính vì không phân biệt được các thanh và dấu thanh nên Linh mục Manoel Fernandez - Cha bề trên của trú sở Hội An - dầu rất cố gắng học nói tiếng Việt, mỗi ngày hai lần được người Việt Nam luyện cách phát âm ròng rã một năm mà cha cứ nhầm lẫn giữa cà và cá chẳng nói được mấy từ chẳng phải, ông phải khiến bổn đạo Hội An, Thanh Chiêm không hiểu ông nói gì.
Pina không những nói thông thạo tiếng Việt, giảng đạo bằng tiếng Việt mà ông còn soạn một tập chính tả và dấu thanh tiếng Việt đồng thời bắt tay vào việc soạn ngữ pháp. Ông đã thu thập được nhiều truyện và các văn bản thích hợp cho việc trích dẫn những câu mẫu về ngữ pháp. Những điều đó đã chứng tỏ Pina mới là người tiên phong sáng tạo chữ quốc ngữ chứ không phải là Alexandre De Rhodes như người ta vẫn tưởng lâu nay. Mặc dầu Rhodes là người đầu tiên cho in những tài liệu thành văn về chữ quốc ngữ: Từ điển Việt-Bồ-La, Phép giảng tám ngày vào năm 1651 nhưng ông chỉ là người công bố, người phổ biến, người đóng góp rất nhiều cho việc hoàn chỉnh chữ Quốc ngữ chứ không phải là người khởi xướng đúng như ông đã xác nhận trong Từ điển Việt-Bồ-La: "...ngay từ đầu tôi đã học với cha Francisco De Pina, người Bồ Đào, thuộc Hội Dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn..." (5, tr 3). Chính nhờ những nỗ lực không hề biết mệt mỏi của A.De Rhodes mà ngày nay chúng ta vẫn còn được chiêm ngưỡng những tài liệu vô giá về chữ Quốc ngữ trong buổi bình minh của nó.
Điều thuận lợi cho A.De Rhodes khi học tiếng Việt là ông khỏi phải trải qua những dò dẫm ban đầu mà được thừa hưởng tất cả những gì Pina đã khổ công tích góp được về cách ghi âm tiếng Việt theo mẫu tự La tinh. Rhodes là người hết sức trung thực và sòng phẳng khi công khai thừa nhận vai trò và vị trí của mình trong việc chế tác chữ Quốc ngữ. Cũng trong Từ điển Việt-Bồ-La ông nói rất rõ: "Tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều cha khác cùng một Hội Dòng nhất là của cha Gaspar d’ Amaral và cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển, ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ Đào, nhưng cả hai ông đều đã chết sớm" (5,tr 3). Theo lời Rhodes, ta có thể giả định một bảng xếp loại các bậc tổ sư có công sáng chế chữ Quốc ngữ: Pina thuộc thế hệ thứ nhất, A.De Rhodes thuộc thế hệ thứ hai. Nhưng khi công bố các công trình của mình Rhodes lại thuộc thế hệ thứ năm, vì ông đã tận dụng những thành tựu của người đi trước ông như Pina lẫn người đi sau ông như Gaspar d’Amaral,Antonio Barbosa:
1) Thế hệ thứ nhất : Francisco De Pina - đến VN năm 1617
2) Thế hệ thứ hai : Alexandre De Rhodes - đến VN năm 1624
3) Thế hệ thứ ba : Gaspar D’Amaral - đến VN năm 1629
4) Thế hệ thứ tư : Antonio Barbosa - đến VN năm1636
5) Thế hệ thứ năm : Alexandre De Rhodes - xuất bản sách năm 1651
Những đóng góp lớn lao của Alexandre De Rhodes vào cuộc cách mạng chữ viết làm vinh danh cho người thầy đã từng dày công đặt nền móng cho việc sáng tạo chữ Quốc ngữ: Francisco De Pina.
3. Dinh trấn Thanh Chiêm - cái nôi của chữ Quốc ngữ
Nhờ sớm thông thạo tiếng Việt, Pina thường xuyên đi lại Thanh Chiêm để làm nhiệm vụ quan hệ với Dinh trấn, đến khi trú sở Thanh Chiêm thành lập năm 1625 ông được cử làm cha bề trên cai quản nơi đó. Trú sở này tuy theo giáo luật ra đời sau nhưng lại giữ một vai trò khá quan trọng vì ở ngay thủ phủ của Dinh Quảng Nam được xem như triều đình thứ hai của xứ Đàng Trong, do Hoàng tử Nguyễn Phước Kỳ, con cả của chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên trấn giữ. Đây không chỉ là nơi đơn thuần chinh phục con chiên mà còn là nơi tranh thủ ngoại giao để tạo mọi điều kiện dễ dàng cho việc truyền giáo nên chỉ có Pina là thích hợp nhất để cai quản nơi này. Cũng không phải sau khi trú sở được thành lập Pina mới đến Dinh Chiêm mà trước đó ông gần như có mặt thường xuyên tại đây.
Ở Dinh trấn Thanh Chiêm, Pina đã tạo lập được mối quan hệ mật thiết với Hoàng tử Kỳ .Mặc dầu không thuyết phục được Hoàng tử chịu lễ thánh tẩy nhưng cũng tạo được niềm tin nơi vị trấn thủ. Hoàng tử rất có thịnh tình với Kitô giáo. Pina thường đến thăm quan Trấn thủ, cũng có khi quan Trấn thủ đến thăm Pina cùng với một số Nho sĩ để nghe Pina giảng về giáo lý. Ở đây, Pina cũng làm được nhiều việc ích lợi cho công cuộc truyền giáo vì đã chinh phục được một số người quyền quí có thế giá ở trong Dinh. Tại nhà một bà tên là Gioanna, Pina đã dạy giáo lý bằng tiếng bản xứ khiến người nghe có thể cảm nhận đích thực suối nguồn của đạo. Gaspar Luis còn cho biết thêm, Pina được triều đình kính trọng nhờ những hiểu biết về toán học và thiên văn của ông. Ông đã nhận huấn luyện cho những nhà Chiêm tinh của Hoàng tử Kỳ thuật tính thiên văn. Nhưng công trình hệ trọng hơn hết mà Pina đã làm được ở Dinh trấn Thanh Chiêm là công cuộc sáng tạo chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La tinh. Để làm được việc khó khăn này, ngoài những cố gắng vượt bậc của ông còn cần có sự hỗ trợ của những người Việt. Trước hết là các thanh niên giáo dân ở các nhà đạo, nhà thờ, trong số đó Pina đã nhắc đến một người tên André trong bức thư viết dở dang tại Hội An vào năm 1623. "Trong một nhà đạo cần ít nhất có ba người giúp chúng ta các dịch vụ vặt vãnh hàng ngày, đối với họ cần dành thời gian để học chữ,cả người của họ lẫn người của chúng ta... Những năm đầu tôi đã dạy cho một người tên là André, sau đó cậu ta ở lại với cha Marquez như người phiên dịch của cha và về sau cha bề trên đã dùng cậu ta với chức năng như vậy" (4, tr 178). André và những thanh niên giáo dân làm phiên dịch, biết tiếng Bồ Đào Nha nên có thể giúp đỡ ông rất nhiều khi nghiên cứu tiếng Việt. Alexandre De Rhodes khi đến Thanh Chiêm để học tiếng Việt, ngoài việc lãnh giáo ở Pina, cũng ghi lại những nỗ lực đóng góp của người bản xứ đã giúp ông nhanh chóng gặt hái kết quả trong học tập: "Người giúp tôi đắc lực là một cậu bé người xứ này. Trong ba tuần lễ đã dạy tôi các dấu khác nhau và cách đọc hết các tiếng. Cậu không hiểu tiếng tôi mà tôi thì chưa biết tiếng cậu, thế nhưng cậu có trí thông minh biết được những điều tôi muốn nói. Và thực tế cũng trong ba tuần lễ, cậu học các chữ của chúng ta, học viết và học giúp lễ nữa. Tôi sửng sốt thấy trí thông minh của cậu bé và trí nhớ chắc chắn của cậu. Từ đó cậu đã làm thầy giảng giúp các cha" (5.tr 55,56). Nhưng quan trọng hơn vẫn là các trí thức bản xứ. Đó là các Nho sĩ, các nhà sư, các quan lại v.v..., những tinh hoa của xứ Đàng Trong từ Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá đến Bình Định, Phú Yên, khắp nơi đã hội tụ về đây. Họ là những cộng tác viên đắc lực của Pina trong công trình ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh. Làm được việc khó khăn này Pina xác nhận không đâu lí tưởng hơn Dinh Chiêm, cơ quan đầu não của xứ Quảng Nam, vì chỉ có nơi này mới qui tụ nhiều người học thức cần thiết cho công trình nghiên cứu tiếng bản xứ của ông. Hội An và Nước Mặn (Qui Nhơn) không thể đáp ứng yêu cầu này. Mặc dầu Hội An là nơi đô hội sầm uất nhưng chỉ có lợi cho công việc thương mãi hơn là cho việc nghiên cứu ngôn ngữ. Người ta không thể tìm thấy lời giải đáp cho vấn đề ở những thương nhân người Tàu, người Nhật mà chỉ có ở những văn nhân nơi thủ phủ.
Cuối năm 1624, Alexandre De Rhodes được cử đến Đàng Trong. Vừa đến nơi ông đã cùng giáo sĩ Antonio De Fontes về ngay Thanh Chiêm làm phụ giảng cho Pina, nhưng việc khẩn thiết hơn hết là để học tiếng Việt với bậc thầy "giảng giáo lý không cần thông dịch".
Trú sở Thanh Chiêm như thế có thể xem là trường dạy chữ Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam. Francisco De Pina từ chỗ đem nhiệt tâm phụng sự chúa Kitô đã trở thành cha đẻ chữ Quốc ngữ. Chữ mà ông chỉ khiêm tốn xem như một công cụ, một phương tiện mầu nhiệm để chinh phục người bản xứ, đưa họ trở lại đạo, nhưng ông đã đem hết nhiệt huyết và tuổi thanh xuân để miệt mài nghiên cứu, lại trở thành văn tự chính thức của một quốc gia, trở thành một công cụ tuyệt hảo cho Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập vào cộng đồng quốc tế.
Pina, Alexandre De Rhodes đã học tập, nghiên cứu, làm việc nhiều năm ở Dinh trấn Thanh Chiêm để tạo nên chữ Quốc ngữ. Do đó Dinh trấn Thanh Chiêm nói riêng và Quảng Nam nói chung chính là miền đất đã có vinh hạnh làm nơi chào đời của chữ Quốc ngữ.
II. QUẢNG NAM - NƠI TRUYỀN BÁ CHỮ QUỐC NGỮ
1. Mục đích phổ biến chữ quốc ngữ
Cuối thế kỷ XIX các phong trào vũ trang Cần vương hoàn toàn thất bại, thực dân Pháp đã thiết lập nền đô hộ trên toàn cõi Việt Nam, Nho học bước vào con đường suy tàn, không còn đáp ứng được những yêu cầu của đất nước. Trước tình đó, đầu thế kỷ XX phong trào Duy Tân do các cụ Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo với một đường lối chủ trương mới mẽ, tiến bộ, khởi lên từ Quảng Nam đã làm nô nức lòng người, khắp nơi một phong khí mới ào ào dâng lên. Mục tiêu "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" trở thành động lực thúc đẩy nhân dân tập hợp dưới bóng cờ của phong trào, trong đó mục tiêu khai dân trí được đặt lên hàng đầu. Muốn tiến bộ, muốn chống lại kẻ thù phải làm cho dân khôn ra, phải cắt cái ngu, cái dại đã đưa dân tộc vào vòng bị trị. Công cụ để tiến hành sứ mệnh đó không gì tiện dụng hơn chữ Quốc ngữ.
Mặc dầu lúc bấy giờ chữ Quốc ngữ còn có nhiều nhược điểm, nhưng so với chữ nôm thì lại đơn giản, có tính khoa học hơn nhiều, do đó thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Duy tân và nâng cao dân trí, vì vậy các nhà lãnh đạo phong trào bèn ra sức hô hào học chữ Quốc ngữ:
Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước,
Phải đem ra tính trước dân ta,
(Khuyến học - Trần Quí Cáp)
Ta muốn vận dụng chữ Quốc ngữ như một khí cụ cứu nước, thực dân Pháp lại muốn dùng chữ Quốc ngữ như một công cụ để thống trị đất nước ta ,nô dịch dân ta.
2. Pháp truyền bá chữ Quốc Ngữ để làm công cụ nô dịch:
Ngay sau khi chiếm Nam kỳ (1867), Pháp bãi bỏ các kì thi chữ Hán và thay vào đó một nền giáo dục Pháp Việt. Họ đã thấy ngay vai trò lợi hại của chữ Quốc ngữ nên quyết tâm đào tạo những người biết chữ Pháp, chữ Quốc ngữ để làm tay sai cho họ trong việc cai trị. Nhiều nghị định liên tiếp được ban hành nhằm mục đích phổ biến chữ Quốc ngữ, dùng nó thay thế chữ Hán và chữ Nôm:
Ngày 14/11/1874 ,Thiếu tướng Hải quân Krantz giữ chức Thống soái Nam kỳ, đã ký nghị định mở trường trung học Chasse Loup Laubat ở Sài Gòn vừa dạy tiếng Pháp vừa dạy chữ Quốc ngữ cho con em người Pháp đang cai trị tại Nam kỳ và con em các quan lại làm việc với họ.
Ngày 6/4/1878, Thống đốc Nam kỳ ra nghị định số 82 bắt buộc các công văn, thư từ phải viết bằng chữ Quốc ngữ thay vì chữ Hán hay chữ Nôm.
Ngày17/1/1879, Thống đốc Nam kỳ là bá tước Lafont ký nghị định mở trường Trung học Mỹ Tho.
Ngày 17/3/1879, chính quyền thuộc địa Pháp thiết lập Sở Học chánh Nam kỳ và đặt chương trình giáo dục Pháp Việt đầu tiên ở Nam kỳ.
Ngày 18/11/1896, Toàn quyền Đông Dương A. Rousseau kí nghị định cho phép mở trường Quốc Học Huế.
Ngày 27/4/1904, thực dân Pháp ra nghị định thiết lập chương trình giáo dục hệ Pháp-Việt ở Bắc kỳ.
Năm 1906, Toàn quyền Paul Beau ra nghị định bắt dân các xã lập trường tiểu học dạy chữ Quốc ngữ, chữ Tây...
Những nỗ lực phổ biến chữ Quốc ngữ của thực dân Pháp nhằm mục đích loại bỏ nền văn hoá Hán Nôm từ hàng ngàn năm đã ăn sâu vào cội rễ tư tưởng người Việt để thay vào đó là nền văn hoá Pháp, hầu củng cố chế độ thực dân, tất yếu phải gặp sức kháng cự của nhân dân yêu nước. Vì vậy, dù Pháp ra lệnh lập xã học, dân chúng vẫn không chịu học chữ Quốc ngữ do họ đề xướng.
3. Phong trào Duy Tân truyền bá Chữ Quốc ngữ để làm công cụ cứu nước
Đối với các nhà cách mạng, chữ Quốc ngữ là công cụ hữu hiệu để truyền bá chủ nghĩa Duy Tân: "Quyết đem học mới thay nô kiếp", là phương tiện để khai dân trí:
Trước hết phải học ngay Quốc ngữ,
Khỏi đôi đường tiếng, chữ khác nhau,
Chữ ta, ta đã thuộc làu,
Nói ra nên tiếng, viết câu nên bài
(Sẵn cơ sở để khai tâm trí - Đông kinh nghĩa thục)
Cùng một phương tiện nhưng dùng với hai mục đích trái ngược nhau, phải nói sao cho dân hiểu, dân làm, tránh hiểu sai, hiểu lầm, không để cho kẻ địch lợi dụng, quả là một trận chiến cam go. Việc dạy chữ Quốc ngữ trong các trường Duy Tân buổi đầu không dễ dàng vì gặp phải sự chống đối của lớp người bảo thủ. Nhiều người đã kiên quyết không cho con em đi học thứ chữ "của Tây,của cố đạo" nhưng nhờ lòng kiên trì, nhiệt tình yêu nước, các giáo viên tân học đã tạo được sự hiểu biết cũng như lòng tin vào tiền đồ của dân tộc, càng ngày số người theo học càng đông. Phong trào học chữ Quốc ngữ đã được nhân dân hưởng ứng nồng nhiệt, tại Quảng Nam chỉ trong vòng năm, sáu tháng 40 trường tân học đã được dựng lên để dạy chữ Quốc ngữ, truyền bá cái học mới. Từ chỗ bài Tây, tả đạo, cái gì của thực dân cũng ghét, như tinh thần cụ Đồ Chiểu, xà phòng không dùng, dầu Tây không thắp, huống gì chữ Quốc ngữ là đại sự của quốc gia lại do kẻ xâm lược tạo ra. Làm cho dân ý thức đó là nguồn lợi của nước nhà, đưa chữ Quốc ngữ giữ vai trò có quan hệ sinh tử đối với vận mệnh đất nước, khiến cho họ nhận ra cái hồn của dân tộc "chữ Quốc ngữ là hồn trong nước" quả là kỳ công của các nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân. Không chỉ dạy chữ Quốc ngữ cho dân ta, phong trào còn dùng chữ Quốc ngữ để dịch các sách Âu, Mỹ,Trung Quốc hầu phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật, triết học, kinh tế... để mở mang dân trí, ý thức dân quyền, đưa đồng bào tiến bước trên đường Duy Tân, cứu đất nước thoát khỏi vòng đô hộ của thực dân Pháp:
Sách Âu Mỹ, sách China
Chữ kia ,chữ nọ dịch ra tinh tường
...Một người học muôn người đều biết
Trí ta khôn trăm việc phải hay
Lợi quyền đã nắm trong tay
Có cơ tiến hoá, có ngày văn minh
(Khuyến học - Trần Quí Cáp)
Công cuộc phổ biến chữ Quốc ngữ của phong trào Duy Tân đã được triển khai bằng nhiều hoạt động mạnh mẽ nhất là từ năm 1906 trở đi. Năm 1906, nhân nghị định của Toàn quyền Paul Beau bắt dân các xã lập trường dạy chữ Quốc ngữ, chữ Tây các nhà Duy Tân đã lợi dụng thời cơ đó để hợp pháp hoá chủ trương dạy chữ Quốc ngữ mà trước đây họ phải hoạt động một cách bí mật .Các cụ Phan Châu Trinh, Trần Quí Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, công khai tổ chức những buổi diễn thuyết cổ động cho tân học gây được những xúc động mạnh mẽ trong hàng ngũ thân hào, nhân sĩ, khiến họ tự nguyện góp công, góp của dựng lên những ngôi trường Duy Tân trong các xóm làng. 40 trường tân học đã mọc lên khắp nơi, có nhiều trường đã gây được ảnh hưởng lớn, uy tín vang khắp tỉnh như trường Phú Lâm, Diên Phong, Phước Bình, Cẩm Toại.
Phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ bắt đầu từ Quảng Nam sau lan rộng ra cả Trung kỳ, Bắc kỳ. Năm 1907, cụ Phan Châu Trinh ra Hà Nội cùng các thân hào nhân sĩ đất Bắc như các cụ Lương văn Can, Nguyễn Quyền... thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục. Đây là một trường có quy mô tổ chức lớn, có nhiều giáo sư xuất sắc, vang danh khắp nước.
Công cuộc Duy Tân đang được triển khai mạnh mẽ, quần chúng nhiệt tình hưởng ứng, nhưng tiếc rằng phong trào hoạt động chẳng được mấy năm thì đến năm 1908 nhân cuộc biểu tình chống sưu thuế của nhân dân Quảng Nam và các tỉnh miền Trung, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt giam các lãnh tụ Duy Tân, đày đi Lao Bảo, Côn Lôn, Trần Quí Cáp - nhà cách mạng giáo dục lỗi lạc của phong trào - bị tử hình. Các trường tân học bị đóng cửa, giáo viên bị đánh đập, giam cầm. Phong trào tan rã nhưng chữ Quốc ngữ đã gắn sâu vào lòng dân tộc, cùng nhân dân tiếp tục tiến bước trên đường thắng lợi cho đến khi nước nhà Độc lập đã trở thành thứ chữ chính thức của nước ta.
Từ khi chữ Quốc Ngữ chào đời cho đến khi được nhân dân đón nhận, Quảng Nam có vinh dự làm cái nôi khai sinh chữ Quốc ngữ cũng chính là nơi đầu tiên dấy lên phong trào học chữ Quốc ngữ mang tính đại chúng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Cistoforro Borri - Xứ Đàng Trong năm 1621, bản dịch Hồng Nhuệ & Nguyễn Nghị, TP Hồ Chí Minh, 19972. Đỗ Quang Chính - Lịch sử chữ Quốc Ngữ, Ra khơi, 1972 3. Gaspar Luis - Lettre du Père Gaspar Luis sur la Concincina, dẫn theo L.Cadière, Bulletin des Amis du Vieux Hue, 1931, 3-4 4. Roland jacques - L’oeuvre de quelques Pioniers Portugais dans le... domaine de la linguistique Vietnammienne jusqu’en 1650 INALCO, Paris 1995 5. Alexandre De Rhodes - Tự điển An Nam - Bồ Đồ Nha - La tinh, bản dịch Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính, Khoa học xã hội, 1991 6.Alexandre De Rhodes - Hành trình và truyền giáo, Đại kết, UBĐKCG, TP Hồ Chí Minh, 1994 7. Châu Yến Loan - Hiếu Chiêu Hoàng Hậu, Đà Nẵng, 2002 8. Châu Yến Loan - Hội An-Đà Nẵng-Thanh Chiêm miền đất khai sinh chữ Quốc Ngữ, Xưa&Nay, số 94,06/2001, tr8-10 9. Châu Yến Loan - Phong trào Duy Tân với công cuộc phổ biến chữ Quốc ngữ, Văn hoá Quảng Nam, số 41,9-10/2003 10. Châu Yến Loan - Pina ở Thanh Chiêm, Vai trò lịch sử Dinh trấn Quảng Nam, Sở Văn hoá Thông tin Quảng Nam, kỷ yếu Hội thảo, 9/2002 11. Nguyễn Văn Xuân - Phong trào Duy Tân, Đà Nẵng, 1995 12. Nguyễn Văn Xuân - Hội An, Đà Nẵng, 1999 |
Châu Yến Loan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét