Mấy bữa nay, dân ta bức xúc vì bọn Cam Bốt chủ trì Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lại là kỳ đà cản mũi, không chịu đưa ra thông cáo chung về tình hình biển Đông. Bình luận của Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, có lẽ phản ánh rõ nhất bản mặt của bọn lừa thầy phản bạn này: “Cambodia is showing itself as China’s stalking horse.” (Campuchia lộ rõ là bung xung của Trung Quốc.)
Dịch nghĩa vậy đã rõ, nhưng từ “bung xung” của ta chưa thể hiện hết ẩn ý của câu tiếng Anh.Theo Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê (2004), “bung xung” là “vật để đỡ tên đạn khi ra trận ngày xưa, thường dùng để ví người chịu đỡ đòn thay cho người khác (hàm ý chê)“.
Thử coi qua định nghĩa của từ “stalking horse” trong tiếng Anh:
1. (Individual Sports & Recreations / Hunting) a horse or an imitation one used by a hunter to hide behind while stalking his quarry
2. Something used to cover one’s true purpose; a decoy; something serving as a means of concealing plans; pretext;
3. (Government, Politics & Diplomacy) a candidate put forward by one group to divide the opposition or mask the candidacy of another person for whom the stalking-horse would then withdraw
Vậy nghĩa 1 (ngựa thật hoặc giả làm bình phong che chắn cho thợ săn trong lúc rình mồi) và nghĩa 2 (chim mồi, vật nghi trang che giấu mục đích thật) khá khớp với ý trong câu trên. Nghĩa 3 thì chỉ ai quen với bầu cử trong những nền dân chủ thật sự mới hiểu; dùng để chỉ ứng cử viên hình thức, được đưa ra để phân tán phiếu của phe đối lập, hoặc để phe đối lập không để ý tới ứng viên thực sự (chỉ lộ diện khi ứng cử viên hình thức rút lui).
Phần mở đầu mục từ “stalking horse” của Wikipedia có mấy ý mà nếu đọc kỹ thì càng hiểu rõ thâm ý của Carl Thayer.
“A stalking horse is a figure that tests a concept with someone or mounts a challenge against someone on behalf of an anonymous third party. If the idea proves viable or popular, the anonymous figure can then declare its interest and advance the concept with little risk of failure. If the concept fails, the anonymous party will not be tainted by association with the failed concept and can either drop the idea completely or bide its time and wait until a better moment for launching an attack.“
Nếu diễn dịch đoạn văn trên và thay thế các danh từ / đại từ bằng các nước liên quan trong vụ này, ta có một viễn cảnh đáng lo.
“Cam Bốt là lá bài được dùng để nhân danh nước lạ ẩn danh thăm dò phản ứng đối với ý định tiếm đoạt Biển Đông hoặc bày tỏ thách thức đối với các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Nếu ý định đó khả thi, nước lạ khi ấy có thể công khai quyền lợi / lợi ích của mình và xúc tiến ý định mà không sợ thất bại. Nếu ý định bất thành, nước lạ sẽ không bị mất mặt và có thể hoàn toàn từ bỏ ý định hoặc nằm chờ cơ hội tốt hơn để tấn công.“
Tờ New York Times dẫn lời một nhà ngoại giao giấu tên nói toạc móng heo: “China bought the chair, simple as that.” (Trung Quốc mua cái ghế chủ tịch [của Campuchia], đơn giản thế thôi). Nhà ngoại giao này cũng đề cập tới một bài báo của Tân Hoa Xã ra hôm thứ Năm 12/7/2012, trích dẫn lời Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cảm ơn thủ tướng Campuchia ủng hộ những “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Chẳng biết thằng lõi con Cam Bốt được quan thầy Tàu khựa hứa cho bao nhiêu để chấp nhận vai trò bung xung này. Chắc cũng chỉ vài cắc lẻ thôi, vì cỡ Chí Phèo quốc tế Bắc Hàn mà Tàu cũng chỉ tốn có một tỉ đô mỗi năm để đỡ đầu (theo Foreign Policy).
Mà đâu chỉ bọn Cam Bốt. Ngay ở ta cũng lắm kẻ đáng liệt vào hạng stalking horse như vầy. Nhiều lắm, gom lại không chừng cả trường đua Phú Thọ ở Sài Gòn cũng không đủ chỗ nhốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét