Hồi tỵ (chữ Hán : 迴避) làtránh đi – Ví như một người bổ đi làm quan thủ-hiến ở một địa-phuơng, nếu có một người bà con đã làm thuộc-liêu ở chỗ đó thì người ấy phải tránh đổi đi chỗ khác, thế gọi là hồi-tỵ. (Đào Duy Anh, 2005:347)
Gustave Hue (1937:389) dịch là se retirer, s’abstenir, chính là tránh đi.
Quy định hồi tỵ thì có nhiều, mỗi thời mỗi khác, nhưng nguyên tắc chi phối chỉ có một. Đó là tránh để xảy ra xung đột lợi ích (tiếng Anh là conflict of interest). Ví dụ như giữa mình và thằng ấy có quan hệ thân thiết kiểu Tôi và gia đình anh Ngọ đã có quen biết từ lâu mà cấp trên lại giao cho mình làm trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm của nó thì phải hồi tỵ ngay. Càng không thể cho nó đến nhà riêng rồi ân cần bảo nó rằng chỗ anh em chú cứ yên tâm để anh lo. Mà cho dù không thân đến mức ấy nhưng đã gặp riêng nó rồi thì cũng phải hồi tỵ cho nó lành, khỏi cần ai giải oan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét