Hải chiến Trường Sa 1988: Bất tử với thời gian
Thuộc chuyên đề: 25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa
(VTC News) - Đúng ngày này 25 năm trước, ngày 14/3/1988, 64 người con đất Việt đã ngã xuống biển Đông trước họng súng quân xâm lược Trung Quốc.
Từ cuối năm 1987 đầu năm 1988, tình hình ở quần đảo Trường sa thuộc vùng biển Đông Nam của Tổ quốc đã trở nên phức tạp. Tháng 10/1987, Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã ra lệnh chuyển lên trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao cho các đơn vị thuộc quần đảo Trường Sa và lệnh cho một số đơn vị, trong đó có công binh E83 Quân chủng Hải quân sẵn sàng đi xây dựng, chi viện đảo.
Tháng 1/1988, Trung đoàn đã bắt đầu lần lượt điều các khung đi xây dựng tại các đảo ở quần đảo Trường Sa. Đầu tháng 3/1988, đối phương tăng cường lực lượng hải quân xuống khu vực quần đảo của ta. Bộ Tư lệnh Quân chủng đã có chỉ thị cho Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146 và Trung đoàn công binh 83 chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ra Trường Sa.
20h đêm 11/3/1988, tàu HQ-604 của Đoàn 125 do đồng chí Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng đã nhổ neo tại căn cứ của công binh E83, tiếp tục đưa hai khung của Trung đoàn và các đồng chí của Đoàn 146 đi đóng giữ bảo vệ đảo. Tiếp đó, 2h sáng hôm sau, ngày 12/3/1988, tàu HQ-605 của Đoàn 125 cũng được lệnh tăng cường cho đảo.
Tối 13/3/1988, đối phương uy hiếp mạnh một số đảo của ta, ngay trong đêm 13/3/1988, Sở Chỉ huy đã chỉ thị cho bộ phận đi đóng giữ đảo: Quyết giữ vững mục tiêu, khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm xuống bám giữ đảo, đồng thời chuyển vật liệu xây dựng lên làm nhà.
Đến 6h sáng 14/3/1988, lực lượng vũ trang của đối phương xông vào. Cán bộ chiến sĩ Hải quân Việt Nam dưới sự chỉ huy của thiếu úy Trần Văn Phương kết thành vòng tròn, kiên quyết bảo vệ ngọn cờ Tổ quốc.
Đôi bên giằng co quyết liệt, nhưng trước sự kiên cường của chiến sĩ ta, đối phương rời đảo. Rút về tàu chiến, đối phương nổ súng vào các cán bộ chiến sĩ Hải quân ta đang bám giữ đảo và cả tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đang ở đó. Tàu HQ-604 chìm trong lòng biển.
12h trưa 14/3, máy bay của Việt Nam bay trên bầu trời Gạc Ma. Đầu giờ chiều, xuồng của HQ 505 đến nơi ứng cứu đưa các chiến sĩ về tàu, sau đó về đảo Sinh Tồn. Binh nhất Lanh được chuyển bằng trực thăng vào đất liền cấp cứu và may mắn giữ được tính mạng.
Sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 lịch sử, 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân ta đã anh dũng hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt giữ đưa về Quảng Đông. Từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc đã xâm chiếm Gạc Ma. Việt Nam bảo vệ được Cô Lin và Len Đao.
Sự hy sinh anh dũng của những người lính Việt Nam đã biến địa danh Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) trở thành bất tử.
Hằng năm, những chuyến tàu vẫn đều đặn chở đoàn công tác từ đất liền ra Trường Sa. Mỗi lần đi qua Gạc Ma, những người con đất Việt không quên thả vòng hoa tưởng niệm. "Các anh đã dâng hiến tuổi 20 cho Tổ quốc, nhân dân cả nước sẽ đời đời ghi nhớ công ơn của các anh", thượng tá Nguyễn Văn Thư, phó chính ủy Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân nói.
Nhìn lại sự kiện Gạc Ma 1988 và toàn bộ lịch sử quan hệ Việt - Trung để từ những bài học đau đớn đó xác định đường lối chiến lược ngoại giao đúng đắn và giảm tối đa thiệt hại cho mình” - đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Đại sứ quán VN tại Trung Quốc (TQ) đã chia sẻ với Tuổi Trẻ.
- Thưa đại tá, 25 năm trước, khi hải quân TQ tấn công tàu hải quân VN và chiếm đảo Gạc Ma, liệu chúng ta có bị bất ngờ?
- Lúc đó quan hệ hai bên còn khá căng thẳng, tôi đã ở Bắc Kinh về được hai năm (ông Lượng là tùy viên quân sự tại Bắc Kinh từ năm 1981-1986) và công tác tại Học viện Quân sự cấp cao, ban nghiên cứu chiến lược quân sự TQ.
Chúng ta không thể lường được họ có thể nã pháo thẳng vào tàu vận tải, xả súng tấn công những người lính không có vũ khí trong tay. Rõ ràng họ đã chủ động tấn công và có mưu đồ xâm chiếm.
- Không chỉ tấn công quân sự, TQ còn chủ động giáo dục và chủ động thông tin. Vậy chúng ta cần làm gì để đối phó với sự chủ động này mà vẫn cố gắng hết sức tránh xung đột?
- Trước hết, cần phải hiểu TQ đã làm gì và đang làm gì với VN? Thời Báo Hoàn Cầu thuộc Nhân Dân Nhật Báo - tiếng nói của Đảng Cộng sản TQ - liên tục đưa ra những phân tích, xã luận, những bài viết có trích dẫn “như thật” tạo nên một hình ảnh VN rất xấu, hiếu chiến và xâm lược trong mắt người TQ.
Có những bài viết dẫn lời một chỉ huy cao cấp của Bộ tổng tham mưu Bộ Quốc phòng VN nói: “Quân đội VN sẽ đánh thẳng đến Bắc Kinh” (!?) mà tên tuổi nhân vật đó không hề có thật. Nhưng người TQ tin, vì chúng ta không tự đứng ra nói lại cho nhân dân TQ hiểu.
Khi tôi ở TQ, từ đầu những năm 1980, Trung ương Đảng Cộng sản TQ đã tập hợp một số nhà sử học, địa lý viết một bộ sách sáu tập về biển Đông, trong đó bắt đầu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của TQ, biển Đông của TQ.
Bộ sách ban đầu lưu hành nội bộ, nhưng sau đó TQ đề ra chiến lược “xâm lược bằng bản đồ”, bộ sách được in công khai bằng hai thứ tiếng Hoa - Anh. Đáng buồn là giới học giả TQ không ai lên tiếng phản đối. Quách Mạt Nhược, một học giả nổi tiếng mà VN rất tôn trọng, còn viết thêm bộ sách hai tập nữa, trong đó cũng khẳng định chủ quyền biển Đông là biển Nam Trung Hoa của TQ.
Chúng ta cần khai thác triệt để và hiệu quả những nguồn tài liệu mình đang có. Đơn cử như một tư liệu trong cuốn Sự thật 30 năm quan hệ VN - TQ của Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia do bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch chủ biên ghi chép rất rõ: Năm 1963, trong cuộc gặp gỡ lãnh đạo ba đảng có xu hướng cộng sản Indonesia, Lào và VN, thủ tướng TQ Chu Ân Lai đặt vấn đề: “Đất nước chúng tôi thì rộng nhưng không có đường ra biển, đề nghị Đảng Cộng sản VN mở đường ra biển giúp chúng tôi”.
Nếu lúc đó họ đã có thực quyền trên biển Đông, sao còn phải đặt vấn đề mượn đường ra biển? Sử liệu của cả bốn đảng chắc chắn còn ghi chép sự kiện này, chúng ta phải khai thác một cách hữu hiệu và thuyết phục.
-Thưa đại tá, cũng không ít người cho rằng chúng ta nên “xếp lại quá khứ, hướng đến tương lai”?
Chúng ta chưa bao giờ hết bị gây sức ép, vì chúng ta luôn ở thế bị giằng co giữa các thế lực siêu cường. Chúng ta chỉ có thể chủ động bảo vệ vững chắc chủ quyền nếu chúng ta đủ mạnh. Nhưng nếu muốn trở nên hùng mạnh, chúng ta cần trước hết là hòa bình và ổn định. Do vậy, điểm mấu chốt trong quan hệ với TQ vẫn là hòa mục.
Là một người lính và làm ngoại giao trong giai đoạn quan hệ hai nước căng thẳng nhất, tôi thấy chủ trương của Nhà nước hiện nay là sáng suốt: kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ nhưng cũng kiên quyết giữ gìn hòa bình, không mắc mưu khiêu khích.
Tháng 1/1988, Trung đoàn đã bắt đầu lần lượt điều các khung đi xây dựng tại các đảo ở quần đảo Trường Sa. Đầu tháng 3/1988, đối phương tăng cường lực lượng hải quân xuống khu vực quần đảo của ta. Bộ Tư lệnh Quân chủng đã có chỉ thị cho Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146 và Trung đoàn công binh 83 chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ra Trường Sa.
20h đêm 11/3/1988, tàu HQ-604 của Đoàn 125 do đồng chí Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng đã nhổ neo tại căn cứ của công binh E83, tiếp tục đưa hai khung của Trung đoàn và các đồng chí của Đoàn 146 đi đóng giữ bảo vệ đảo. Tiếp đó, 2h sáng hôm sau, ngày 12/3/1988, tàu HQ-605 của Đoàn 125 cũng được lệnh tăng cường cho đảo.
Bà Kỷ (mẹ của Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Lanh) nâng niu tấm danh hiệu của con trai (Ảnh: TNO) |
Tối 13/3/1988, đối phương uy hiếp mạnh một số đảo của ta, ngay trong đêm 13/3/1988, Sở Chỉ huy đã chỉ thị cho bộ phận đi đóng giữ đảo: Quyết giữ vững mục tiêu, khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm xuống bám giữ đảo, đồng thời chuyển vật liệu xây dựng lên làm nhà.
Đến 6h sáng 14/3/1988, lực lượng vũ trang của đối phương xông vào. Cán bộ chiến sĩ Hải quân Việt Nam dưới sự chỉ huy của thiếu úy Trần Văn Phương kết thành vòng tròn, kiên quyết bảo vệ ngọn cờ Tổ quốc.
Đôi bên giằng co quyết liệt, nhưng trước sự kiên cường của chiến sĩ ta, đối phương rời đảo. Rút về tàu chiến, đối phương nổ súng vào các cán bộ chiến sĩ Hải quân ta đang bám giữ đảo và cả tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đang ở đó. Tàu HQ-604 chìm trong lòng biển.
12h trưa 14/3, máy bay của Việt Nam bay trên bầu trời Gạc Ma. Đầu giờ chiều, xuồng của HQ 505 đến nơi ứng cứu đưa các chiến sĩ về tàu, sau đó về đảo Sinh Tồn. Binh nhất Lanh được chuyển bằng trực thăng vào đất liền cấp cứu và may mắn giữ được tính mạng.
Tàu HQ 604 khi nhận lệnh ra Gạc Ma. Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125 |
Sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 lịch sử, 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân ta đã anh dũng hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt giữ đưa về Quảng Đông. Từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc đã xâm chiếm Gạc Ma. Việt Nam bảo vệ được Cô Lin và Len Đao.
Sự hy sinh anh dũng của những người lính Việt Nam đã biến địa danh Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) trở thành bất tử.
Hằng năm, những chuyến tàu vẫn đều đặn chở đoàn công tác từ đất liền ra Trường Sa. Mỗi lần đi qua Gạc Ma, những người con đất Việt không quên thả vòng hoa tưởng niệm. "Các anh đã dâng hiến tuổi 20 cho Tổ quốc, nhân dân cả nước sẽ đời đời ghi nhớ công ơn của các anh", thượng tá Nguyễn Văn Thư, phó chính ủy Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân nói.
Nhìn lại sự kiện Gạc Ma 1988 và toàn bộ lịch sử quan hệ Việt - Trung để từ những bài học đau đớn đó xác định đường lối chiến lược ngoại giao đúng đắn và giảm tối đa thiệt hại cho mình” - đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Đại sứ quán VN tại Trung Quốc (TQ) đã chia sẻ với Tuổi Trẻ.
- Thưa đại tá, 25 năm trước, khi hải quân TQ tấn công tàu hải quân VN và chiếm đảo Gạc Ma, liệu chúng ta có bị bất ngờ?
- Lúc đó quan hệ hai bên còn khá căng thẳng, tôi đã ở Bắc Kinh về được hai năm (ông Lượng là tùy viên quân sự tại Bắc Kinh từ năm 1981-1986) và công tác tại Học viện Quân sự cấp cao, ban nghiên cứu chiến lược quân sự TQ.
Chúng ta không thể lường được họ có thể nã pháo thẳng vào tàu vận tải, xả súng tấn công những người lính không có vũ khí trong tay. Rõ ràng họ đã chủ động tấn công và có mưu đồ xâm chiếm.
- Không chỉ tấn công quân sự, TQ còn chủ động giáo dục và chủ động thông tin. Vậy chúng ta cần làm gì để đối phó với sự chủ động này mà vẫn cố gắng hết sức tránh xung đột?
Có những bài viết dẫn lời một chỉ huy cao cấp của Bộ tổng tham mưu Bộ Quốc phòng VN nói: “Quân đội VN sẽ đánh thẳng đến Bắc Kinh” (!?) mà tên tuổi nhân vật đó không hề có thật. Nhưng người TQ tin, vì chúng ta không tự đứng ra nói lại cho nhân dân TQ hiểu.
Khi tôi ở TQ, từ đầu những năm 1980, Trung ương Đảng Cộng sản TQ đã tập hợp một số nhà sử học, địa lý viết một bộ sách sáu tập về biển Đông, trong đó bắt đầu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của TQ, biển Đông của TQ.
Bộ sách ban đầu lưu hành nội bộ, nhưng sau đó TQ đề ra chiến lược “xâm lược bằng bản đồ”, bộ sách được in công khai bằng hai thứ tiếng Hoa - Anh. Đáng buồn là giới học giả TQ không ai lên tiếng phản đối. Quách Mạt Nhược, một học giả nổi tiếng mà VN rất tôn trọng, còn viết thêm bộ sách hai tập nữa, trong đó cũng khẳng định chủ quyền biển Đông là biển Nam Trung Hoa của TQ.
Chúng ta cần khai thác triệt để và hiệu quả những nguồn tài liệu mình đang có. Đơn cử như một tư liệu trong cuốn Sự thật 30 năm quan hệ VN - TQ của Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia do bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch chủ biên ghi chép rất rõ: Năm 1963, trong cuộc gặp gỡ lãnh đạo ba đảng có xu hướng cộng sản Indonesia, Lào và VN, thủ tướng TQ Chu Ân Lai đặt vấn đề: “Đất nước chúng tôi thì rộng nhưng không có đường ra biển, đề nghị Đảng Cộng sản VN mở đường ra biển giúp chúng tôi”.
Nếu lúc đó họ đã có thực quyền trên biển Đông, sao còn phải đặt vấn đề mượn đường ra biển? Sử liệu của cả bốn đảng chắc chắn còn ghi chép sự kiện này, chúng ta phải khai thác một cách hữu hiệu và thuyết phục.
-Thưa đại tá, cũng không ít người cho rằng chúng ta nên “xếp lại quá khứ, hướng đến tương lai”?
Chúng ta chưa bao giờ hết bị gây sức ép, vì chúng ta luôn ở thế bị giằng co giữa các thế lực siêu cường. Chúng ta chỉ có thể chủ động bảo vệ vững chắc chủ quyền nếu chúng ta đủ mạnh. Nhưng nếu muốn trở nên hùng mạnh, chúng ta cần trước hết là hòa bình và ổn định. Do vậy, điểm mấu chốt trong quan hệ với TQ vẫn là hòa mục.
Là một người lính và làm ngoại giao trong giai đoạn quan hệ hai nước căng thẳng nhất, tôi thấy chủ trương của Nhà nước hiện nay là sáng suốt: kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ nhưng cũng kiên quyết giữ gìn hòa bình, không mắc mưu khiêu khích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét