Trung đoàn pháo phòng không đầu tiên và ngày truyền thống Bộ đội cao xạ
02.03.2011 08:23
Tháng 10 năm 1952, được sự thoả thuận của trung ương Đảng và chính phủ Trung Quốc, sự giúp đỡ của nhân dân và quân giải phóng Trung Quốc, quân đội ta cử một đoàn cán bộ sang Nam Ninh học về không quân. Đoàn gồm 33 người, do đồng chí Nguyễn Tâm Trinh phụ trách. Nhưng do tình hình cụ thể lúc đó, Quân đội ta chưa có điều kiện xây dựng không quân nên toàn bộ đoàn cán bộ chuyển sang học phòng không.
Ngày 26/1/1953, một đoàn cán bộ gồm 114 người do đồng chí Nguyễn Quang Bích, Trần Văn Giang phụ trách được Đảng và Quân đội cử sang Trung Quốc học về phòng không tại Trường sỹ quan Cao xạ tại Thẩm Dương. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, tổng Tham mưu trưởng Quân đội trực tiếp giao nhiệm vụ cho đoàn. Tại Thẩm Dương, các học viên được học nguyên tắc chiến thuật của Đại đội, Tiểu đoàn và Trung đoàn Pháo phòng không trong chiến đấu độc lập và chiến đâu hiệp đồng, chi viện và bảo vệ bộ binh trong chiến đấu tiến công và phòng ngự. tài liệu học tập dựa vào giáo trình huấn luyện của Hồng quân Liên Xô và kinh nghiệm tác chiến phòng không của Giải Phóng quân Trung Quốc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Triều Tiên.
Ít lâu sau, một đoàn cán bộ học về phòng không gồm 70 đồng chí do đồng chí Hoàng Khải Tiến, Đinh Thịnh và Lê Văn Thiêm phụ trách lên đường sang Tân Dương (TQ).
Trung tuần tháng 3.1953 thực hiện chỉ thị của Tổng Quân uỷ và Bộ trưởng BQP, đồng chí Phan Phúc Tường, cục trưởng cục quân lực triệu tập một số cán bộ chuẩn bị phương án tổ chức, biên chế của trung đoàn pháo phòng không để trình lên Tổng quân uỷ và Bộ tổng tư lệnh.
Theo phương án, đây sẽ là trung đoàn phòng không chủ lực đầu tiên của Quân đội ta. Trung đoàn sẽ có số quân đông, gồm những cán bộ, chiến sĩ được chọn lọc, có nhiều Đảng viên để đảm bảo chất lượng cao. Số cán bộ, chiến sĩ này được tập trung ở một địa điểm trong nước, sau đó hành quân sang Trung Quốc, hợp với các đoàn cán bộ đã sang trước học về Phòng không để xây dựng một trung đoàn phòng không mạnh, trang bị pháo phòng không 37mm do Liên Xô chế tạo. Trung đoàn sẽ được huấn luyện cơ bản trong một thời gian nhất định ở Trung Quốc, sau đó căn cứ vào tình hình cụ thể sẽ về nước tham gia chiến đấu. Dự kiến tổ chức, biên chế của Trung đoàn gồm 6 tiểu đoàn hoả lực, một tiểu đoàn lái xe kéo pháo, thợ sửa chữa và cơ quan trung đoàn với 3 ban: tham mưu, chính trị, cung cấp. trung đoàn mang phiên hiệu 367 ( với ý nghĩa trung đoàn đầu tiên sử dụng pháo phòng không 37mm gồm 6 tiểu đoàn hoả lực) để thống nhất phiên hiệu với các đại đoàn bộ binh (đều có số đầu là 3 như: 308, 304..)
Từ cuối tháng 3/1953 theo lệnh điều động của Bộ, một số cán bộ từ các cơ quan và đơn vị chủ lực của Bộ, nhiều chiến sĩ quê ở Khu 3, Khu 4 mới tình nguyện ra nhập quân đội tập trung lên căn cứ địa Việt Bắc. Đồng chí Ngô Từ Vân và một số cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp nhận số cán bộ chiến sĩ này.
Ngày 1/4/1953 Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam Ký quyết định số 06/QĐ thành lập trung đoàn Pháo phòng không 367. Theo quyết định, trung đoàn được biên chế:
- sáu tiểu đoàn hoả lực mang các phiên hiệu 381, 383, 385, 392, 394, 396, mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội pháo phòng không 37mm( 12 khẩu) và một đại đội sung máy phòng không 12,7mm (12 khẩu)
- một tiểu đoàn lái xe kéo pháo, xe vận tải và thợ sửa chữa.
- cơ quan trung đoàn gồm 3 ban : tham mưu, chính trị, cung cấp.
Với quyết định thành Lập trung đoàn pháo phòng không 367, lực lượng long cốt của binh chủng chiến đấu mới – binh chủng pháo cao xạ - của Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức ra đời. Trong hoàn cảnh 1 nước, 1 quân đội chưa có không quân thì binh chủng Pháo phòng không lại càng rất quan trọng. Trung đoàn 367 là một trong những đơn vị được trang bị tương đối hiện đại của Quân đội ta, sẽ làm cơ sở và nòng cốt cho việc phát triển lực lượng phòng không to lớn sau này. Sự ra đời của bộ đội pháo phòng không đánh dấu một bước trưởng thành của quân đội ta trên con đường tiến lên chính quy, hiện đại.
Từ đây, ngày 1 tháng 4 hàng năm trở thành ngày truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cao xạ Việt Nam.
Từ chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử đến công cuộc chống chiến tranh phá hoại, bộ đội pháo cao xạ đã giăng lưới lửa, trừng trị hàng nghìn máy bay chiến thuật đế quốc nhăm nhe xâm phạm, gây tội ác trên bầu trời miền Bắc.
Với ý chí “Thà hy sinh chứ nhất định không rời mâm pháo”, bộ đội Pháo cao xạ đã bất chấp nguy hiểm, hy sinh sẵn sàng “kéo địch về mình, chia lửa với bạn” và ghi nên những chiến công hiển hách.
Phát huy truyền thống hào hùng từ thời chiến, bộ đội pháo cao xạ thời kỳ mới không ngừng tập luyện, làm chủ khí tài, góp phần cùng các lực lượng phòng không - không quân, giữ vững bình yên của bầu trời Tổ quốc.
Ngày 26/1/1953, một đoàn cán bộ gồm 114 người do đồng chí Nguyễn Quang Bích, Trần Văn Giang phụ trách được Đảng và Quân đội cử sang Trung Quốc học về phòng không tại Trường sỹ quan Cao xạ tại Thẩm Dương. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, tổng Tham mưu trưởng Quân đội trực tiếp giao nhiệm vụ cho đoàn. Tại Thẩm Dương, các học viên được học nguyên tắc chiến thuật của Đại đội, Tiểu đoàn và Trung đoàn Pháo phòng không trong chiến đấu độc lập và chiến đâu hiệp đồng, chi viện và bảo vệ bộ binh trong chiến đấu tiến công và phòng ngự. tài liệu học tập dựa vào giáo trình huấn luyện của Hồng quân Liên Xô và kinh nghiệm tác chiến phòng không của Giải Phóng quân Trung Quốc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Triều Tiên.
Ít lâu sau, một đoàn cán bộ học về phòng không gồm 70 đồng chí do đồng chí Hoàng Khải Tiến, Đinh Thịnh và Lê Văn Thiêm phụ trách lên đường sang Tân Dương (TQ).
Trung tuần tháng 3.1953 thực hiện chỉ thị của Tổng Quân uỷ và Bộ trưởng BQP, đồng chí Phan Phúc Tường, cục trưởng cục quân lực triệu tập một số cán bộ chuẩn bị phương án tổ chức, biên chế của trung đoàn pháo phòng không để trình lên Tổng quân uỷ và Bộ tổng tư lệnh.
Theo phương án, đây sẽ là trung đoàn phòng không chủ lực đầu tiên của Quân đội ta. Trung đoàn sẽ có số quân đông, gồm những cán bộ, chiến sĩ được chọn lọc, có nhiều Đảng viên để đảm bảo chất lượng cao. Số cán bộ, chiến sĩ này được tập trung ở một địa điểm trong nước, sau đó hành quân sang Trung Quốc, hợp với các đoàn cán bộ đã sang trước học về Phòng không để xây dựng một trung đoàn phòng không mạnh, trang bị pháo phòng không 37mm do Liên Xô chế tạo. Trung đoàn sẽ được huấn luyện cơ bản trong một thời gian nhất định ở Trung Quốc, sau đó căn cứ vào tình hình cụ thể sẽ về nước tham gia chiến đấu. Dự kiến tổ chức, biên chế của Trung đoàn gồm 6 tiểu đoàn hoả lực, một tiểu đoàn lái xe kéo pháo, thợ sửa chữa và cơ quan trung đoàn với 3 ban: tham mưu, chính trị, cung cấp. trung đoàn mang phiên hiệu 367 ( với ý nghĩa trung đoàn đầu tiên sử dụng pháo phòng không 37mm gồm 6 tiểu đoàn hoả lực) để thống nhất phiên hiệu với các đại đoàn bộ binh (đều có số đầu là 3 như: 308, 304..)
Từ cuối tháng 3/1953 theo lệnh điều động của Bộ, một số cán bộ từ các cơ quan và đơn vị chủ lực của Bộ, nhiều chiến sĩ quê ở Khu 3, Khu 4 mới tình nguyện ra nhập quân đội tập trung lên căn cứ địa Việt Bắc. Đồng chí Ngô Từ Vân và một số cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp nhận số cán bộ chiến sĩ này.
Ngày 1/4/1953 Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam Ký quyết định số 06/QĐ thành lập trung đoàn Pháo phòng không 367. Theo quyết định, trung đoàn được biên chế:
- sáu tiểu đoàn hoả lực mang các phiên hiệu 381, 383, 385, 392, 394, 396, mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội pháo phòng không 37mm( 12 khẩu) và một đại đội sung máy phòng không 12,7mm (12 khẩu)
- một tiểu đoàn lái xe kéo pháo, xe vận tải và thợ sửa chữa.
- cơ quan trung đoàn gồm 3 ban : tham mưu, chính trị, cung cấp.
Với quyết định thành Lập trung đoàn pháo phòng không 367, lực lượng long cốt của binh chủng chiến đấu mới – binh chủng pháo cao xạ - của Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức ra đời. Trong hoàn cảnh 1 nước, 1 quân đội chưa có không quân thì binh chủng Pháo phòng không lại càng rất quan trọng. Trung đoàn 367 là một trong những đơn vị được trang bị tương đối hiện đại của Quân đội ta, sẽ làm cơ sở và nòng cốt cho việc phát triển lực lượng phòng không to lớn sau này. Sự ra đời của bộ đội pháo phòng không đánh dấu một bước trưởng thành của quân đội ta trên con đường tiến lên chính quy, hiện đại.
Từ đây, ngày 1 tháng 4 hàng năm trở thành ngày truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cao xạ Việt Nam.
Từ chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử đến công cuộc chống chiến tranh phá hoại, bộ đội pháo cao xạ đã giăng lưới lửa, trừng trị hàng nghìn máy bay chiến thuật đế quốc nhăm nhe xâm phạm, gây tội ác trên bầu trời miền Bắc.
Với ý chí “Thà hy sinh chứ nhất định không rời mâm pháo”, bộ đội Pháo cao xạ đã bất chấp nguy hiểm, hy sinh sẵn sàng “kéo địch về mình, chia lửa với bạn” và ghi nên những chiến công hiển hách.
Phát huy truyền thống hào hùng từ thời chiến, bộ đội pháo cao xạ thời kỳ mới không ngừng tập luyện, làm chủ khí tài, góp phần cùng các lực lượng phòng không - không quân, giữ vững bình yên của bầu trời Tổ quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét