Nguyễn Kiên Trường | |||||||||
49. Thử lí giải nguyên nhân sự biến đổi và cách đọc Hán Việt qua vài cứ liệu địa danh hành chính ở Hải Phòng (TBHNH 1996) | |||||||||
Cập nhật lúc 16h47, ngày 12/12/2007 | |||||||||
NGUYỄN KIẾN TRƯỜNG Trung tâm Biên soạn Từ điển Bách khoa Địa danh là một trong những nguồn cứ liệu có giá trị để tìm hiểu cách đọc và sự biến đổi âm Hán - Việt. Những điều ghi chép trong các thư tịch cũ cho biết không nhiều, không chi tiết về các đơn vị hành chính thời cổ của Hải Phòng, trừ một vài địa danh như Câu Lậu, Kê Từ, An Định v.v… nhưng dù sao cũng là một chỗ dựa để lần trở lại vài thông tin về lớp tên Hán cổ còn hoặc không còn tồn tại đến ngày nay. Bài viết này đề cập vài nét về sự biến đổi lớp địa danh Hán Việt qua cứ liệu điều tra điền dã ở Hải Phòng. Từ những đơn vị cư trú cổ xưa với những trang, trại, động, giáp, trang… (phổ biến ở vùng núi Thủy Nguyên), quá trình ghi chép địa danh bằng chữ Hán đã làm biến đổi về cơ bản hệ thống địa danh cư trú - hành chính. Nếu như lớp địa danh hành chính trước thời kỳ độc lập tự chủ chỉ có châu, huyện, xã v.v… thì những tên làng xã(1) cổ xưa đã có thêm những tên gọi mới song hành tồn tại với tên cũ: loại tên chính thức trong văn bản, dùng để khai báo; loại tên dân gian, ở đây thể hiện một phương diện về hai nền văn hóa. Văn hóa, ngôn ngữ bản địa có sức sống lâu dài qua tên Nôm; Sự ứng xử linh hoạt, có tiếp thu và sáng tạo của người Việt qua sự chuyển đổi từ Nôm sang Hán với cách đọc Hán - Việt ở mỗi thời kì. Các thế hệ nhà nước Việt Nam đã cố gắng chứng minh được phần nào tính độc lập, tự chủ của mình trong khuôn khổ có thể có được bên cạnh chính quyền phong kiến phương Bắc, nhưng không hoàn toàn bứt khỏi ảnh hưởng của văn hóa khu vực đó. Đặc biệt, xét trên lĩnh vực địa danh, lối đặt tên chữ theo kiểu dập khuôn (nổi rõ từ thời Minh Mạng) đã làm cho quá trình “văn tự hóa” mang trong mình nhiều lớp khá dày những địa danh Hán - Việt. Chủ thể sáng tạo những địa danh này thường là các tầng lớp Nho sĩ, được đào tạo theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên, khi đặt địa danh, họ không tách biệt khỏi đời sống văn hóa của làng xã, trong nhiều trường hợp, họ “nói thay, viết hộ” bà an. 1. “Làng” là hiện tượng thuần Việt. Trong các văn bản và thư tịch hành chính của nhà nước phong kiến, chỉ có xã và thôn, trên là tổng, huyện và châu, phủ v.v.. Các đơn vị châu, phủ, chỉ v.v.. tồn tại đến năm 1945, còn các làng xã cũ đổi thành thôn, nhiều thôn hợp lại thành xã. Để có thể hình dung phân nào diễn biến tên gọi theo thời gian, chúng tôi xin ra ví dụ về một đối tượng địa lí tên gọi huyện Cát Hải hiện nay mới có từ cuối thế kỷ 19, trước đó là cả một lớp tên gọi khác.
Không phải bao giờ cũng tìm được niên đại và ý nghĩa của các địa danh khác nhau của một đối tượng như vậy. “Các lớp đào” ở Cát Hải cho ta thấy một phần các “tầng văn hóa” ở đây, nhưng nếu như nhà khảo cổ dùng các phương pháp khoa học chính xác (ví dụ phương pháp C14) để giả định, khẳng định niên đại hay đặc trưng của một đối tượng, vật thể nào đó, thì nghiên cứu địa danh phải dùng các phương pháp gián tiếp. Ân và Tư do lầm tự dạng Hán, đó là xét về văn tự “Chi” với hai nghĩa: Lúc đầu với nghĩa “cỏ chi”, sau đổi “chi phái”, đó là giữ âm đổi nghĩa; điều này ta cũng gặp qua ví dụ về “Thăng Long”: a) với nghĩa “rồng lên”; b) với nghãi “thịnh vượng lên”,khi tính chất kinh đô đã mất và thường bị “bạt thấp”). Đổi Chi Phong sang Hoa Phong chưa xác định được nguyên nhân… Theo lệ kiêng húy, ví mẹ vua Thiệu Trị tên Hoa nên phải đổi Nghiêu Phong, nhưng trong khi các địa danh Hoa đổi đồng loạt thành Phương hoặc “đọc trại” Huê thì Hoa đổi Nghiêu lại nằm ngoài hệ thống. Tuy nhiên, từ Ân Phong đến Nghiêu Phong vẫn luôn bảo lưu Phong, một dấu vết cần thiết phải lưu ý: sự biến động là có thực nhưng sự bảo lưu cũng có thực, “động” trong cái “tĩnh”. Đây cũng là hiện tượng thường thấy ở các làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ví dụ về “Bảy làng La…”: La Khê, La Tinh, La Cả (La Nội) La Khê Bắc, La Khê Đông, La Khê Nam, La Khê Tây. 2. Sự biến đổi có thể do nhiều nguyên nhân: - Về tự dạng, có thể ghi lầm, phiên lầm. Khi chép chữ Hán, đôi chỗ phải dùng lối “giản tự” cho dễ, vì chữ cổ có nhiều nét, ví dụ: thôn An Lư ở Thủy Nguyên (có tên Nôm làng Sưa) được ghi An Các (Yên Các), nhưng huyện này không có làng An Các, có thể lầm chữ Các với chữ Lư vì mặt chữ hơi giống nhau. Thôn Bính Động Thủy Nguyên được ghi Nội Động, vì chữ Nội @ và Bính @ gần giống nhau. Thôn Đốc Hành của huyện Tiên Lãng trước thế kỉ 19 được ghi Giá Hành, ngờ viết lầm Đốc @ và Giá @, vì chùa Hồng Khánh ở thôn này có bia “Hồng Khánh tự điền bi kia” (1589) và “Hồng Khánh tự bi kí” (1629) đều ghi xã Đốc Hành. Thôn Do @ Lễ Thủy Nguyên còn được ghi Khúc @ Lễ, ngờ người sao viết lầm thêm một nét sổ, dây tình trạng tam sao thất bản làm sai lạc tên gọi, xã Minh Nghị @ phiên lầm thành Minh Huyên @ Tiên Lãng, xã Hộ Tư phiên lầm Ngạc Tư…(1). Khác biệt về cách đọc: An Bồ cũng đọc Yên Bồ, thôn Xuân Áng còn đọc Xuân Đám (Cát Hải); làng cũ Cát Bi có thể là “Ba Lộ” thời cổ (đối chiếu với bản chữ Hán thì địa danh Ba Lộ chắc Bi Lộ, sau đổi Cát Bi… “Chữ Bi cũng có thể đọc Ba. Vậy Bi Lộ hay Ba Lộ phải chăng là tên cũ của Cát Bi thời Lý?”(2); v.v… - Thay đổi tên vì kiêng húy: Thôn Phương Đôi của huyện Tiên Lãng nay vốn là Hoa Đôi trước thế kỉ 19, cũng đổi tên vì kiêng tên húy mẹ vua Thiệu Trị là HOA. Rất nhiều làng đổi tên như vậy. Thôn Phấn Dũng (Kiến Thụy) có tên cũ Phấn Đường; huyện Thủy Nguyên. Tên cũ Thủy Đường, nhiều địa danh có chữ Đường đều đổi vì kiêng húy vua Đồng Khánh (Ưng Đường); các địa danh có chữ CHÂN (Chân Đào đổi Trực Đào (An Lão); các địa danh chữ “LAN” (Tá Lan, Văn Lan, phải đổi Quan, Hòa (tháng 11-1961, vua Tự Đức ban nhiều tên húy, trong đó có chữ Lan nên làng Tá Lan Tả Quan (Thủy Nguyên), Văn Lan Văn Hòa (Kiến Thụy), v.v… đều phải đổi vì kiêng húy. Các địa danh có chữ: TÂN, MINH, HƯƠNG… cũng đổi vì lí do này. - Đổi tên vì lí do chính trị, xã hội: Làng Đại Lộc (Kiến Thụy) vốn là Thiên Lộc, nhưng triều đình bắt đổi vì đó là “Lộc trời”, dân không có quyền hưởng. Ở Hà Tĩnh, huyện Can Lộc vốn là Thiên Lộc, cũng bị đổi vì nguyên nhân này, v.v… - Biến đổi tên gọi hay đặt tên gọi mới do đối tượng biến đổi hoặc thay đổi, nảy sinh: Thôn cũ An Ninh thuộc xã An Sơn (Thủy Nguyên), sau chia làng, ghép thêm các từ chỉ vị trí để khu biệt: An Ninh Nội, An Ninh Ngoại; thôn Phù Lưu: Phù Lưu Ngoại, Phù Lưu Nội (Thủy Nguyên); An Tử; An Tử Thượng, An Tử Hạ v.v… - Sự biến đổi tên gọi không rõ nguyên nhân: Một số ví dụ: làng An Bồ (Vĩnh Bảo) có tên cũ An Miệt (“Cổ An Miệt, kim An Bồ, kim cổ đồng thanh diệc như nhất”: “Xưa An Miệt, nay An Bồ, trước nay cùng gọi như một”); thôn An Khê (quận Ngô Quyền) thời cổ có tên Tây Khê; tổng An Khoái đổi thành tổng Đôn Lương (Cát Hải); thôn An Hựu đổi thành An Dụ (Tiên Lãng) v.v… Sự song hành nhiều tên gọi khác nhau do nói tắt, rút gọn (Ngoài cách dùng tên khác gồm tên Nôm, tên dân gian, v.v..) Có thể nói đây là hiện tượng phổ biến trong thói quen của người Việt. Trong cách dùng tên, có xu hướng giản tiện, nhưng không gây hiểu lầm về đối tượng. Tên làng xã phần lớn là Hán - Việt gồm hai âm tiết (ví dụ làng Giáo Mục) hoặc ba âm tiết (ví dụ làng Phương Lang Hạ). Khi sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, những tên gọi đó thường được gọi tắt theo yếu tố đầu: làng Nhân tức là Nhân Vực, chợ Hôm tức chợ Hạ Hôm Vĩnh Bảo, thôn Bàng tức thôn Bàng Động (Đồ Sơn); hoặc có trường hợp gọi tắt theo các yếu tố sau: thôn Vật Cách Hạ được gọi là Cách Hạ, thôn Vật Cách Thượng - Cách Thượng (An Hải) v.v… - Sự đổi tên có những quy luật nhất định: Giữ âm đổi nghĩa: Ví dụ về huyện Cát Hải có tên cũ Chi Phong với nghĩa “cỏ chi”, sau đổi “chi phái” (đã nêu trên). - Đổi âm giữ nghĩa: Huyện Tiên Lãng xưa là Tiên Minh (được đọc là Tiên Miêng do kiêng húy). Lúc đầu là Tân Minh, do kiêng húy đổi thành Tiên Lãng (từ đời Thành Thái) được hiểu là “trước sóng” nhưng không hẳn như vậy. Chữ Lãng với nghĩa “sáng” nếu căn cứ vào mặt chữ @. Đổi Tiên Minh thành Tiên Lãng là đổi âm nhưng vẫn giữ được nghĩa cử Minh: “Về cấu tạo chữ, người ta cũng cố giữ nguyên chữ “nguyệt”, chỉ thay đổi một phần, đổi chữ “nhật” bằng chữ “lang”(3). Các địa danh Hoa đổi Hương, sau đổi Phương cũng theo nguyên tắc này: Hoa Đường - Hương Đường - Phương Đường; Hoa Đôi - Hương Đôi - Phương Đôi (Kiến Thụy); v.v… Ví dụ: thôn Hương (An Lão) đổi thành Phương từ đời Minh Mạng, cũng có nghĩa là “thơm”, tuy nét nghĩa có khác: “Phương” là mùi thơm của “cỏ chi”, chứ không phải mùi thơm của hoa nói chung. Ngoài ra, tên làng có thể đổi vì tránh tên hèm, ví dụ An Hải có các làng Kiều Trung, Kiều Hạ… sau đổi thành Điều có thể vì vùng này thờ Kiều Nương công chúa. Chú thích: 1. Sự biến đổi của địa danh cư trú - hành chính thời phong kiến. Vài ví dụ về lớp địa danh cư trú - hành chính có nguồn gốc Hán - Việt ở Hải Phòng. 2, 3. Theo tư liệu điền dã 3. Theo tư liệu điền dã. PT Nguyễn Kiên Trường - Trung tâm Quốc gia biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (ĐT. 8546367). Thông báo Hán Nôm học 1996 ( tr.447-454 ) |
Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013
THỬ LÍ GIẢI NGUYÊN NHÂN SỰ BIẾN ĐỔI VÀ CÁCH ĐỘC HÁN VIỆT QUA VÀI CỨ LIỆU ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH Ở HẢI PHÒNG (Nguyễn Kiên Trường - Thông Báo Hán Nôm Học)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét