Trật tự từ điển học (tiếng Pháp: ordre lexicographique) là cách sắp xếp bảng từ của từ điển. Tiếng Việt sử dụng bộ chữ La Tinh nên trật tự từ điển học tiếng Việt về căn bản là thứ tự ABC (tiếng Pháp: ordre alphabétique), có khác chút đỉnh với thứ tự ABC ở các từ điển tiếng Pháp, tiếng Anh vì tiếng Việt sử dụng một số ký tự có dấu như Ă, Â, Ô, Ơ, Ư... Hiện nay nhiều từ điển tách A, Ă, Â thành ba chương nên sau A là Ă, sau Ă là Â rồi mới đến B. Nhưng cũng có từ điển gộp cả A, Ă, Â làm một và sau đó là B (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931). Hội Khai Trí Tiến Đức (1931) cũng gom O, Ô, Ơ làm một còn N, NG và NH lại thành ba chương riêng trước khi đến chương dành cho PH (không có P). Đây cũng là cách sắp xếp của Lê Văn Đức (1970) nhưng Lê Văn Đức (1970) lại tách A, Ă, Â thành ba chương. Nguyễn Kim Thản (2005) gộp A, Ă, Â làm một, N, NG, NH làm một. Trong Nguyễn Kim Thản (2005) chỉ có chương K nên kịp, kiếp, kín... đứng sau khi còn Lê Văn Đức (1970a) thì có một chương cho K và một chương cho KH nên kịp, kiếp, kín... đứng trước khi. Trong Nguyễn Kim Thản (2005) có một chương cho I và một chương cho Y khi còn Lê Văn Đức (1970) thì gộp cả I và Y thành ra yêu đứng trước khi.
Có thể thấy là trật tự từ điển học tiếng Việt hoàn toàn tùy thuộc vào quan niệm của người soạn từ điển. Không phải như tiến sĩ tin học Quách Tuấn Ngọc vẫn tưởng là chỉ có một cách duy nhất đúng. Cũng không hề có chuyện đối xử bất công như tiến sĩ giáo dục Lê Vinh Quốc đã thấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét