Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ NHÂN DÂN NƯỚC PHÁP (Hồ Chí Minh - Nhân Dân)



NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ NHÂN DÂN NƯỚC PHÁP
09:32 | 28/11/2005
Trong lúc nhân dân Việt Nam ta vui mừng ngày Quốc khánh và vui mừng hoà bình, chúng ta càng nhớ ơn nhân dân các nước bạn và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới đã ủng hộ ta trong những năm kháng chiến. Chúng ta càng thấm thía tình hữu nghị của nhân dân Pháp đối với nhân dân ta.
Trước hết, chúng ta nhớ đến Đảng Cộng sản Pháp - Ngay từ lúc đầu, Đảng đã lãnh đạo nhân dân Pháp chống chiến tranh xâm lược Việt Nam. Vì vậy mà nhiều lãnh tụ và đảng viên bị bắt, bị tù.
Chúng ta nhớ đến công nhân và nông dân Pháp đã hăng hái tham gia cuộc đấu tranh ấy. Vì vậy mà nhiều anh em công nhân đã bị phạt, hoặc bị mất công ăn việc làm.
Chúng ta nhớ đến những nhân sĩ tiến bộ Pháp (gồm có những nhà khoa học, những nhà trí thức và nhiều thủ lãnh công giáo), đã phản đối chiến tranh.
Chúng ta nhớ đến phụ nữ dân chủ Pháp (trong nhiều người có chồng con đi lính sang Việt Nam) và các em thiếu nữ đã ủng hộ cuộc kháng chiến của ta.
Chúng ta nhớ đến thanh niên Pháp, mà anh Hăngri Máctanh và chị Raymông Điêng là những gương mẫu anh hùng. Vì ủng hộ ta mà họ đã bị tù đày.
Tình hữu nghị ấy lại tỏ ra trong lúc Hội nghị Giơnevơ. Mấy trăm đoàn thể nhân dân Pháp đã cử đại biểu đến Giơnevơ thăm đoàn đại biểu ta và đòi Chính phủ Pháp phải thành thật thương lượng để lập lại hoà bình ở Đông Dương.
8, 9 năm trước, chẳng mấy ai biết đến nước "An Nam", tên nước ta thì bị che lấp dưới mấy chữ nhục nhã "Thuộc địa Pháp".
Ngày nay, tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lừng lẫy khắp 5 châu, các em bé người da đen ở những vùng hẻo lánh bên châu Phi cũng biết; và hơn 1 ngàn triệu nhân dân thế giới là bạn hữu ta, yêu kính ta. Đó là vì quân và dân ta trước thì kháng chiến rất anh dũng; nay thì quyết tâm củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ.
C.B.

--------------------------------
Báo Nhân dân,số 222, từ ngày 7 đến 8-9-1954.

GÓP THÊM VIỆC PHIÊN ÂM MẤY CHỮ HÁN - NÔM TỒN NGHI TRONG BẢN TRUYỆN KIỀU DO HOÀNG GIÁP NGUYỄN HỮU LẬP CHÉP NĂM 1870 - Nguyễn Khắc Bảo

7. Góp thêm việc phiên âm mấy chữ Hán - Nôm tồn nghi trong bản TRUYỆN KIỀU do Hoàng giáp Nguyễn Hữu Lập chép năm 1870 (TBHNH 2005)
Cập nhật lúc 16h08, ngày 07/09/2007
NGUYỄN KHẮC BẢO
Hội Ngôn ngữ học Việt Nam
Bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, trong không khí hào hứng chuẩn bị kỷ niệm 240 năm, năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2005), công việc sưu tầm và nghiên cứu các văn bản Truyện Kiều chữ Nôm cổ đã thu được những kết quả rất đáng phấn khởi. Năm 2002, cuốn Truyện Kiều bản Nôm cổ nhất Liễu Văn đường 1871 (LVĐ 1871) được ông Nguyễn Quảng Tuân phiên âm và khảo dị. Cũng năm đó GS. Nguyễn Tài Cẩn công bố cuốn Tư liệu Truyện Kiều, bản Duy Minh Thị 1872 (DMT 1872). Sang 2003, ông Nguyễn Quảng Tuân lại trình làng cuốn Truyện Kiều bản Kinh đời Tự Đức. Tháng 5/2004 tại Nghệ An lại sưu tầm được bản Truyện Kiều Liễu Văn đường Tự Đức thập cửu niên (LVĐ 1866) và đã được nhóm Nguyễn Khắc Bảo - Nguyễn Trí Sơn phiên âm và khảo đính, Nxb. Nghệ An ấn hành 10/2004. Đồng thời cuốn LVĐ 1866 này cũng được ông Nguyễn Quảng Tuân phiên âm, khảo dị và chú giải với số đăng ký kế hoạch xuất bản 48/171 ngày 15/01/2004 - trước khi tìm thấy cuốn sách tới 4 tháng (?). Cuối năm 2004, Nguyễn Khắc Bảo lại công bố cuốn Truyện Kiều bản Nôm Thịnh Mỹ đường 1879 (TMĐ 1879) và vừa cho ra mắt cuốn Truyện Kiều - Bản Nôm Tụ Hiền đường Đồng Khánh nguyên niên (THĐ 1886).
Trong số các bản Truyện Kiều trên, cuốn Truyện Kiều, bản Kinh đời Tự Đức do Nguyễn Quảng Tuân phiên âm và khảo dị đã được sự quan tâm bổ khuyết nhiều nhất của giới nghiên cứu vì những “bí ẩn” tồn tại quá nhiều trong đó. Trên thực tế, ông Nguyễn Bá Triệu mới là người đầu tiên phiên âm bản Truyện Kiều chép tay năm 1870 qua công trình Truyện Kiều - chữ Nôm và khảo dị in năm 1999 và tái bản năm 2000 ở Canada. Ông đã dựa vào sự giúp đỡ của “các bạn Ngô Hoa, Hoàng Chấn Triều, thầy Thích Quảng Chánh đã đọc, soạn và dịch dùm một số bản chữ Hán - Nôm” để kết luận “Người chép ký tên Lâm Nhu Phu, chép xong ngày 19 tháng 8 năm Tự Đức Canh Ngọ (1870) tại Tây Hiên Công Bộ, Lâm Nhu Phu có nghĩa là: Người họ Lâm mềm yếu, hẳn là biệt hiệu của một ông họ Lâm nào đó làm việc tại Bộ Công dưới thời Tự Đức. Họ Lâm xưng là Hoan Châu Tiểu Tô hẳn là người Nghệ An và tự ví mình như Tô Triệt, em Tô Đông Pha hẳn phải là người thơ hay và sức học cũng hơn người. Chữ viết của họ Lâm cứng cỏi và sắc sảo vô cùng”(1).
Còn ông Nguyễn Quảng Tuân trong cuốn Truyện Kiều, bản Kinh đời Tự Đức lại cho người chép là Hoan Châu Tiểu Tô Lâm Nọa Phu và giảng là “Ông họ Lâm, lấy hiệu là Nọa Phu là có ý khiêm nhường tuy cũng là người có khí tiết”(2).
Đến Nguyễn Hữu Sơn trên tuần báo Văn nghệ số 33 (14-8-2004) đã tạm đưa ra kết luận về tên tuổi, hành trạng người có công sao chép Truyện Kiều vào năm 1870 là “Nguyễn Hữu Lập (1824-1874) tự Nọa Phu hiệu Thiếu Tô Lâm. Người làng Trung Cần, tổng Nam Hoa, huyện Thanh Chương, phủ Đức Phương, trấn Nghệ An, thi Đình trúng Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân đệ nhất danh”.
Nguyễn Tuấn Cường trên Tạp chí Hán Nôm số 3 - 2004 cũng tạm đi tới một số kết luận sau:
“Người ‘san cải’ nên bản Kiều 1870 là Nguyễn Hữu Lập (1824-1874) (?) tự Nọa Phu, hiệu là Tiểu Tô Lâm (nghĩa là Tô Lâm bé, do tên hiệu của cha là Tô Lâm)”.
Chúng tôi xin góp thêm về cách phiên âm tên tự và hiệu của Hoàng giáp Nguyễn Hữu Lập như sau:
1. Tên tự nên phiên là: Nhụ Phu
Chữ các tác giả trên đều chọn là Nhu hoặc Nọa. Ông Nguyễn Quảng Tuân có tìm được một ví dụ rất thú vị: “Nguyễn Du trong bài Kê thị trung từ có câu:
廣 陵 調 絕 餘 聲 響
Quảng Lăng điệu tuyệt dư thanh hưởng
正 氣 歌 成 立 懦 夫
Chính khí ca thành lập nọa phu
Nếu đọc chữ Nhu thì câu thơ bị thất luật, chữ thứ 6 của câu này phải đọc theo thanh trắc nên chữ phải đọc là Nọa.
Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh cũng có từ Nọa Phu và từ ấy đã được giải nghĩa là “người đàn ông không có khí tiết”(3).
Ông Nguyễn Quảng Tuân đã vận dụng sai Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, vì ở trang 10, học giả học Đào viết là: 惰夫Nọa phu: Người đàn ông không có khí tiết”. Chữ Nọa này đâu có trùng với tên tự của Nguyễn Hữu Lập mà lại “râu ông nọ cắm cằm bà kia” như vậy.
Vả lại trong Minh đạo gia huấn có câu: “Giáo nhi bất nghiêm, Nãi sư chi nọa” thì chẳng mấy ai theo đạo Nho lại chọn tên tự lại có âm “Nọa phu” khi giao thiệp đọc tên tự rất dễ bị hiểu lầm là “Nãi sư chi nọa” (là bởi thầy lười).
Theo Việt Pháp tự điển của Génibrel soạn năm 1898 thì:
chữ: Nhu (= Nhụ), Nhát, Faible, craintif, adj.
: Nhụ (= Nhu), Faible, adj
Nghĩa là có thể đọc là Nhu hoặc Nhụ và đều có nghĩa là: “Nhát, kém, sợ hãi, thuộc loại tính từ”.
Vậy là tên tự của Nguyễn Hữu Lập nên đọc là: Nhụ phu vừa tránh được âm Nọa quá không hợp với nhà Nho và phiên âm câu thơ của Nguyễn Du trong bài Kê thị trung từ cũng rất đúng luật:
Quảng Lăng điệu tuyệt dư thanh hưởng
Chính khi ca thành Lập Nhụ phu.
Vì Nguyễn Hữu Lập là cháu ngoại Nguyễn Du (có mẹ kế là con gái út Nguyễn Du) do tên cha sinh mẹ đẻ đặt là Lập, nên nhân đọc bài Kê thị trung từ này mà chọn cho mình tên tự là Nhụ phu chăng ?
2. Tên hiệu niên phiên là: Thiếu Tô Lâm
Nguyễn Hữu Sơn trên Văn nghệ đã dựa vào thơ văn của Phạm Hy Lượng đỗ Phó bảng cùng khoa với Nguyễn Hữu Lập có bài thơ: Tây hồ khúc yến thứ Thiếu Tô niên huynh nguyên vận (Dân ca yến ẩm ở Tây Hồ, họa theo nguyên vần của niên huynh Thiếu Tô) và một bài nữa làm trong kỳ hai người cùng đi sứ nhà Thanh vào năm 1870-1872 là Chu trung nguyên đán thứ Thiếu Tô vận (Tết nguyên đán trong thuyền, họa theo vần của Thiếu Tô).
Để kết luận tên hiệu của Nguyễn Hữu Lập là: Thiếu Tô Lâm. Điều này là đáng tin cậy hơn chữ Tiểu Tô Lâm trong bản Kiều chép tay năm 1870. Vì chúng tôi ngờ rằng các ông Nguyễn Bá Triệu, Nguyễn Quảng Tuân trong quá trình sao chụp văn bản đã dùng kỹ thuật vi tính xóa các chỗ tưởng là lem bẩn, nên văn bản này “đã bị sửa nát trước khi công bố”(3). Nên có thể đã xảy ra tình trạng xóa mất cả nét phẩy của chữ(Thiếu) nên thành chữ (Tiểu) chăng ? Vậy có thể tin tưởng tên hiệu của Nguyễn Hữu Lập là: Thiếu Tô Lâm, nghĩa là Tô Lâm Trẻ vì ông chính là con của Tô Lâm Nguyễn Trọng Dực (1799-1858) tự Nhữ Hiên, hiệu Tô Lâm. Theo Tiên Điền Nguyễn gia thế phả thì “Thị Đạm (con gái út Nguyễn Du) lấy chồng là Nguyễn Hữu Dực, người xã Trung Cần, huyện Thanh Chương, Nghệ An, đậu Cử nhân làm Tri huyện”(4) (tr.44). Vậy thận phụ Nguyễn Hữu Lập là Nguyễn Hữu Dực (còn gọi là Nguyễn Trọng Dực, Nguyễn Nhữ Hiên)(5).
3. Về cách phiên âm một số chữ Nôm trong bản Kiều Nguyễn Hữu Lập 1870
Trong bài Những nghi vấn xung quanh một bản Kiều(6). PGS.TS. Đào Thái Tôn sau khi “trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí, một chuyên gia nghiên cứu về chữ Nôm và các đồng nghiệp” đã nêu ra 4 chữ trong các câu: 166, 1667, 2119 và bài tựa thuộc loại “không hiểu người chép truyện Kiều năm 1870 định “bắt” chúng ta phải đọc là gì đây ?”.
Chúng tôi cũng xin trình bày một vài cố gắng của mình trong việc đọc 4 chữ đó như sau: (Đánh số câu theo bản NHL 1870).
a. Câu 166: Rốn ngồi chẳng tiện, về chỉn khôn.
Chữ thứ 5 của câu này, ông Nguyễn Bá Triệu phiên là “dứt” (?).
Ông Nguyễn Quảng Tuân cũng theo thế mà phiên là “dứt” (?).
PGS. Đào Thái Tôn thì thẳng thắn ghi là “chưa biết!”.
Theo chúng tôi chữ (Thủ + Nhiếp) có thể đọc là: Nép với nghĩa là “Thu nhỏ mình lại và áp sát vào vật khác để tránh hoặc để được che chở” (Hoàng Phê: Từ điển tiếng Việt, 2004, tr.664). Liên hệ câu 2650: “Treo bầu quảy níp rộng đường vân du”. Chữ 木聶(Mộc + Nhiếp) đã được đọc là Níp: “Cái tráp, cái hộp đựng sách vở hay quần áo” (Đào Duy Anh: Từ điển Truyện Kiều, 1974, tr.266).
Trong Giúp đọc Nôm và Hán Việt, tại trang 647, Linh mục Anthony Trần Văn Kiệm cũng đã thu thập được chữ: (Thủ + Nhiếp): Nép = Thu mình cho nhỏ.
Vậy câu 166 trong bản Nguyễn Hữu Lập 1870 có thể đọc là:
Rốn ngồi chẳng tiện, nép về chỉn khôn.
b. Câu 1667: Di hài nhặt (+) về nhà.
Hai ông Nguyễn Bá Triệu và Nguyễn Quảng Tuân đều đọc chữ (+) là: Nhạnh (?). GS. Đào Thái Tôn cũng bảo là “chưa biết!”.
Theo chúng tôi, chữ (+Thủ + ½ Thao) có thể đọc là; Tháu. Vì (Lão) đọc Nôm là Táu; ( Bảo) đọc Nôm là Báu; (Hảo) đọc Nôm là Háu. Liên hệ câu 2170: Côn quyền hơn sức lược (thao) gồm tài, cũng có phần bên phải giống chữ trên. Vậy câu 1667 là: Di hài nhặt tháu về nhà.
Với nghĩa: Nhặt tháu: nhặt “nhanh, không đầy đủ” (Hoàng Phê: Từ điển Tiếng Việt, 2004, tr.918) cũng khá phù hợp với cảnh đêm khuya bọn đày tớ phải nhặt di hài trong đống than tro.
c. Chữ của bài Tựa: Đây chính là một cách viết khác của chữ Thao: = (liên hệ = = Thao).
Vậy câu văn trong bài tựa có thể phiên âm: “Tổng chi, vị tình (thao) thao bất (tuyệt)”, tạm dịch: “Chung quy cũng chỉ vì một chữ tình kéo dài mãi không thôi”.
d. Câu 2119: Nghĩ mình túng đất 足代chân
Xét các chữ Nôm: (:Đột) ® chợt; (: khuyển + đồn) ® chồn.
(: Đôi) ® chui; (土屯: thổ + đồn) ® chốn
(口對: Khẩu + đối) ® chối; (氵篤: thủy + đốc) ® chốn
(Theo Giúp đọc Nôm và Hán Việt của Trần Văn Kiệm)
Ta phát hiện ra quy luật: Phụ âm Đ của Hán thường được dùng để ghi phụ âm CH của từ Nôm.
Do vậy chữ (足代: Túc + Đại) có thể đọc là choại.
Với nghĩa: choại = Trượt chân (Hoàng Phê: Từ điển tiếng Việt 2004, tr.166).
Vậy câu 219 có thể đọc là: Nghĩ mình túng đất choại chân.
So sánh 3 câu vừa phiên âm được của bản Nguyễn Hữu Lập 1870.
1. Câu 166: Rốn ngồi chẳn tiện, nép về chỉn khôn.
2. 1667 Di hài nhặt tháu về nhà
3. 2119 Nghĩ mình túng đất choại chân.
Với các câu của nhóm bản Phường:
1. Câu 166: Rốn ngồi chẳng tiện (��dứt) về chỉn khôn.
Có các bản sau: LVĐ 1866: mất, LVĐ 1871, DMT 1872, TMĐ 1879, TVK 1875, QVĐ 1879, THĐ 1886, ATH 1896 (KOM 1902 ��).
2. Câu 1667: Di hài nhặt (sắp) về nhà.
Có các bản sau: LVĐ 1866 mất, LVĐ 1871, TMĐ 1879, QVĐ 1879, THĐ 1886, ATH 1896, KOM 1902.
Riêng DMT 1872 và TVK 1875 là; Di hài nhặt (gói +) về nhà.
3. Câu 2119: Nghĩ mình túng đất (sẩy) chân.
Có các bản sau; LVĐ 1866, LVĐ 1871, DMT 1872, TVK 1875, QVĐ 1879, THĐ 1886, ATH 1896 (KOM 1902, sẩy).
Sự sai khác của bản Nguyễn Hữu Lập 1870 với toàn bộ các bản Kiều cổ nhất kể trên, chứng tỏ Hoàng giáp Nguyễn Hữu Lập dù là cháu ngoại Đại thi hào Nguyễn Du cũng không còn lưu giữ được bản nguyên tác Truyện Kiều. (Vì nếu tin đây là Nguyên tác thì trong văn bản Nguyễn Hữu Lập đã không còn thỉnh thoảng phải ghi khảo dị: Nhất tác). Chúng tôi tán thành nhận định của PGS. Đào Thái Tôn:
“Nếu như bản 1872 là bản in đầu tiên thể hiện sự sửa chữa truyện Kiều trong đời Tự Đức, thì bản Nguyễn Hữu Lập năm 1870 là bản sửa chữa Truyện Kiều chép tay sớm nhất mà đến nay chúng ta được viết”(6).
Nhân đây cũng xin góp ý với ông Nguyễn Quảng Tuân một điều. Khi đọc các văn bản cổ của những bậc đại khoa như Hoàng giáp Nguyễn Hữu Lập nếu thấy có chữ nào chưa đọc được thì cứ chân thành mà nói rằng “chưa đọc được”. Đừng vội vàng cho rằng các cụ viết sai, rồi lập bảng tổng kết “CHỮ NÔM VIẾT SAI TRONG BẢN GỐC” để “ĐỀ NGHỊ SỬA LÀ”, thể hiện sự chưa nghiêm cẩn của nhà nghiên cứu. Lại bộc lộ cho thấy bản Nôm ông dùng là “đã bị sửa nát”, chứ bản Nôm của Nguyễn Bá Triệu những chữ ông “đề nghị sửa” ấy vẫn được chép đúng (ở các câu 1026, 2305, 2319).
(Xem trang cuối cùng trong Truyện Kiều bản kinh đời Tự Đức của Nguyễn Quảng Tuân).
Chữ Nôm là thứ chữ độc đáo do người Việt sáng tạo ra, song do chưa được điển chế nên cách viết, cách đọc còn khá tùy tiện. Bản Truyện Kiều do Hoàng giáp Nguyễn Hữu Lập (cháu ngoại Đại thi hào Nguyễn Du) chép tay năm 1870, chữ viết được khen “nét chữ rất cứng cỏi, viết rất chân phương rõ ràng”, được ông Nguyễn Bá Triệu và nhiều học giả ở Châu Mỹ giúp đọc, ông Nguyễn Quảng Tuân được Trung tâm nghiên cứu Quốc học đọc duyệt và giới thiệu, nhiều chuyên gia nghiên cứu về chữ Nôm cũng góp sức tìm hiểu. Việc chúng tôi trình bày cách đọc của mình như đã trình bày trong bài thực là “đánh trống qua cửa sấm”. Mong nhận được sự phủ chính của các bậc thức giả xa gần.
Các chữ viết tắt trong bài: Liễu Văn đường 1866 = LVĐ 1866:
Liễu Văn đường 1871 = LVĐ 1871
Duy Minh Thị 1872 = DMT 1872
Trương Vĩnh Ký 1875 = TVK 1875
Quan Văn đường 1879 = QVĐ 1879
Thịnh Mỹ đường 1879 = TMĐ 1879
Tụ Hiền đường 1886 = THĐ 1886
Ấn Thư Hội 1896 = ATH 1896
Kiều Oánh Mậu 1902 = KOM 1902
Chú thích:
1. Nguyễn Bá Triệu: Truyện Kiều chữ Nôm và khảo dị, Canada - lời tựa bản in lần thứ 2 năm 2000.
2. Nguyễn Quảng Tuân: Truyện Kiều bản kinh đời Tự Đức, Nxb. Văn học, 2003, tr.34.
3. Lê Thành Lân: Bản Nôm truyện Kiều do Nguyễn Hữu Lập chép có lẽ là bị sửa nát trước khi công bố. Tạp chí Văn hóa Nghệ An - Tháng 8, 2005.
4. Tiên Điền Nguyễn gia thế phả - Bản lưu tại Thư viện Nghệ An - Nguyện Mai tục biên, Lê Thước dịch.
5. Nguyễn Tuấn Cường: Đi tìm Lâm Nọa phu (Người san cải nên bản Kiều Nôm 1870) Tạp chí Hán Nôm số 3 - 2004, tr.8.
6. Đào Thái Tôn: Những nghi vấn xung quanh một bản Kiều, tạp chí Nghiên cứu văn học số 3 - 2005.
Tài liệu tham khảo
1. Génibrel: Việt Pháp tự điển, 1898.
2. Trần Văn Kiện: Giúp đọc Nôm và Hán Việt. Nxb. Thuận Hóa 1999.
3. Từ điển Tiếng Việt. Hoàng Phê chủ biên. Nxb. Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học 2004.
4. Huỳnh Tịnh Của: Đại Nam quấc âm tự vị, Sài Gòn 1885-1886./.
Thông báo Hán Nôm học 2005 (tr.67-75)

Thuật ngữ riêng trong trường Kiến trúc (TCC)


Thuật ngữ riêng trong trường Kiến trúc


Bỗng một ngày… có một đàn em nhờ tui viết lại những từ mà dân Kiến trúc chúng tui thường xài trong trường, những mật khẩu mà chúng tui được kế thừa truyền miệng lại từ thế hệ sinh viên này đến thế hệ khác và liên tục được sáng tác thêm… Để rồi thiệt ngộ nghĩnh, thiệt riêng khi khoái trá nói với nhau tâm đắc trong sự ngơ ngác của các bạn bè bà con… ngoại đạo.
Và dĩ nhiên hành trình tiến hóa của ngôn ngữ Kiến luôn luôn thay đổi theo thị hiếu và các giai đoạn của Kiến sinh các thời kỳ. Trước đó các KTS đàn anh như anh Minh Bò, anh Đạm Vều, anh Sơn Ốm… đã đề cập và kể lại cho đàn em khóa sau khá nhiều. Các thuật ngữ Kiến trúc phổ biến lúc đó là: cạc-nê sì-tê (stéréotomie) môn thiết thể vật liệucạc-nê-cồng (carnet de constructiondày như quyển tự điển làm nhanh cũng phải mất từ 3 tới 6 tháng, làm analo, làm esquisse, làm concours, làm projet, đớp valeur, ăn bài, phua bài, a-văng-xê, sa-rết, răng-đu… trong trường, các đàn anh vẫn giữ thói quen nói chuyện với nhau chen vào một số từ tiếng Pháp.
sinh vien thi thiet ky y tuong kien truc
Từ thông dụng nhứt  được lưu truyền đến ngày nay cần phải kể tới đầu tiên là từ Sa rết, Sa rớt (Charrette)  có nguồn gốc từ École des Beaux-Arts ở Paris trong thế kỷ 19 có nghĩa  thường xài: bài làm bị trễ, nhưng ẩn ngữ là nghiên cứu sáng tác cho tới tận cùng thời hạn được giao. Từ này nổi tiếng đến nỗi từ điển Wikipedia tiếng Anh phải đề cập tới.
(Ảnh bên: các sinh viên Kiến trúc tự do thể hiện đồ án trong Festival Kiến trúc hàng năm)
Kế nữa, việc nghiên cứu, việc thể hiện đồ án kiến trúc được nói vắn tắt là binh bài và lên đồ án. Đối với sinh viên kiến trúc, mỗi kỳ lên đồ án luôn tập trung toàn bộ sức lực ngày đêm binh bài. Sa rết là bịnh muôn đời của dân kiến trúc, trong mọi công việc, làm bài, làm truyền thống, làm ap phe, cả trong việc hẹn hò cũng vậy. Đồ án đậu gọi là bài ăn, bị rớt gọi là bài thua là những từ lóng mà dân Kiến đời sau Việt hóa thành công từ chữ Phua (Four) là cái lò sưởi, ý chỉ bài bị rớt thì liệng vào lò sưởi. Ai đia (idea) thời các Kiến sính xài tiếng Anh thay vì ý tưởngRam, rốp là chôm ý“tham khảo” thiết kế bài bạn về vẽ vô… bài mình! át-suya-rê (Hachuré), răng du (Rendu) hoặc Hắt (Hatch) song song,Ren đơ (render) được trộn chung lại mà nói ra nhưng sinh viên Kiến nào cũng hiểu thay vì nói kẻ các đường song song hay diễn họa. Nói như vậy mới đã, mới khoái, mới ra dân Kiến chứ nói như thông thường thì mất Sướng. Những từ ngữ rất riêng đó, được sinh viên Kiến trúc chấp nhận, lưu truyền và phát triển, lập tức, nó trở thành truyền thống.
MG_6381-500x250
Festival Kiến trúc 2012 tại Đà Nẵng
Một điều nữa rất đáng để bàn luận là cặp từ Ne Ba Trông chỉ có trường Kiến Trúc mới có, rất đặc thù nêu cao tình đàn anh chỉ bảo truyền đạt kinh nghiệm cho đàn em, nghĩa đồng môn Nègre và Patron luôn luôn gắn bó như anh em ruột thịt trong gia đình. Nguyên nghĩa Ne (Nègre) có nghĩa là đầy tớ chỉ là đàn em theo phụ đàn anh, Ba trông (Patron) có nghĩa là Chủ chỉ các đàn anh có trách nhiệm chỉ bảo cho đàn em các tuyệt chiêu. Chữ nghĩa nghe qua có tưởng như là có sự cách biệt Chủ và Tớ, nhưng lại là sự ví von vui và bình dị. Kiến trúc nhờ truyền thống Negre – Patron đã kết nối các thế hệ đàn em xa lắc, mà được sự gần gũi, chở che, bảo ban từ cả một cộng đồng Kiến Trúc không có tuổi tác, không có cô, cậu, chú, bác, dì… chỉ là ai vô trước làm đàn anh, sau 40 năm vẫn là đàn em… không có rào cản, không dị biệt về tất cả mọi chuyện. Điều này thấy rõ nhứt là khi đi tới đâu chỉ cần biết là dân Kiến với nhau thì lập tức có ngay sự nồng nhiệt, ân cần và tương trợ.
Còn nữa, những từ như Trưởng tràng ví von cho chức vụ Đại diện cho tất cả sinh viên của trường trong 1 niên khoáThiên lôi cho các sinh viên giữ gìn trật tự trong trường, cách nói này đã hoàn toàn được dịch sang tiếng Việt thay cho từ chef cochon của trường Kiến trúc Bố Già (Beaux-Arts) nghĩa Heo sếp vì dân Kiến trúc thường lấm lem, mặt mũi tay chân dính màu mè tùm lum mỗi khi làm bài đồ án. Do việc một người (Ba Trông)làm bài có 2, 3 người phụ (Ne) rồi đi ăn chung, làm bài chung, mệt quá thì lăn ra ngủ hoặc gục bên bài luôn nên lối học quá đặc biệt đó làm cho bạn bè trở nên rất thân thiết, tình cảm với nhau. Cũng nhờ lối cộng tác làm đồ án quá đặc thù mà có nhiều cặp đã cùng nhau thề nguyền binh bài chung suốt cuộc đời.
Dân Kiến trúc thường tự nhận mình là dân Kiến, tự hào là một phần của một tôn giáo Sáng Tạo, Trường Kiến trúc rèn luyện sinh viên tinh thần cống hiến trí lực Sáng tác không ngừng, thiết kế chẳng dừng để phục vụ nơi ăn chốn ở cho con người, siêng năng, cần mẫn trong công việc, kỷ luật và làm việc nhóm tuyệt vời. Dân Kiến phục vụ cộng đồng, từ thành phố lớn đến vùng sâu vùng xa và cầu mong thế giới đẹp hơn bởi những công trình kiến trúc cho đời sống trong lành tiện ích. Dân Kiến là một từ chung, một thuật ngữ trong Kiến trúc là một kết thúc dễ thương cho bài viết này. Không khó để biết trang web kienviet.net của Hội KTS VN và rất nhiều những công ty thiết kế kiến trúc bắt đầu bằng từ Kiến như một dấu chỉ định danh cho ngành nghề.
Thay lời kết:
Sinh viên nói chung, luôn là hồn nhiên, nhiệt tình, và rất nhiều hoài bão trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ. Riêng sinh viên Kiến trúc với cách học đặc sắc và chơi không giống ai trên tiêu chí “Sáng tác không ngừng, thiết kế chẳng dừng” “HAY, VUI, LẠ, ĐẸP” làm cho ta được tiếp thêm sức trẻ và tin tưởng các đàn em thế hệ sau giữ gìn phát huy những giá trị truyền thống, những thuật ngữ của anh em họ nhà Kiến.
Viết vì lời yêu cầu của Kiến Đất Thủ Lion Arc (biệt danh của Sư Tử Ác Nguyễn Huỳnh Linh Thảo)
TCC
Việc xong ai có giờ thong thảHẹn chốn Bụi trần uống vài chungBạn bè chia sớt điều nghiêng ngả?
185377_450
Sinh viên Kiến trúc trong một buổi tập vẽ ngoài trời
Thuật ngữ riêng trong trường Kiến trúc - Phần thêm
Việc học hành và đồ án dồn dập và áp lực, nghiên cứu và thể hiện ngày đêm. Sinh viên Kiến nào nghe giảng đề và sửa bài siêng năng thì may ra Ăn bài còn thì Thua riết 2,3 bận vẫn không qua. Nhưng có những bài đáng lẽ ra về dây chuyền bị đánh rớt nhưng do Răng đu đẹp hay có nét nhỏ nhỏ gì đó độc đáo, có nghiên cứu thì các thầy cũng thương tình cho Đậu Vớt thì mừng kể gì nói. Cái Đậu vớt nó còn vui gấp bội hơn Đậu ngon lành, Đậu đàng hoàng. Nên mỗi khi được Đậu vớt các bạn nhẩy cẫng, bá vai bá cổ hò hét từ các hành lang ra tới cổng và nghêu ngao trên đường: 1 Vớt, 2 Vớt, 3 Vớt, 4 Vớt, 5 Vớt, Vớt Vui Vẻ Về Với Vợ, rồi biến thể cả cách theo chuyện đánh vần 1 vớt thành ra 1 Vờ, 2 Vờ
Tui cũng từng một thời như vậy, giờ là 10 năm họp lớp, tụi tui vẫn bá vai bá cổ, hò hét những kỷ niệm thuở xưa, dưới mái nhà Kiến trúc là gia đình lớn cho tất cả chúng tui. Quả là Mười năm gặp lại, tình… thành ngất… ngư… !
Thuật ngữ riêng trong trường Kiến trúc - Phần thêm nữa
imagesNgồi café với đàn em Kiến Đất Thủ, update thêm vài thuật ngữ mới. Thời đại, vi tính vi teo, vẽ đồ án bằng phần mềm này nọ, các Kiến em lập tức chớp, chợp ngay các lịnh vẽ máy để tạo nên những từ mới chuyên dùng như:Mu (Move tức là di chuyển) khối này qua đây nè, Cặp pi Pác (copy past đồng nghĩa vớiRam, Rốp…) cái đó dzô. Thằng đàn em nào lơ ngơ lớ ngớ mới vô hoặc lười biếng hổng chịu nghiên cứu bài, ngồi bàn đồ án mà ngơ ngác liền bị chọc là A ma tơ (Amateur) vậy mậy!
(Ảnh bên: Kiến Đất Thủ và thầy Phúc)
Những từ như làm mượt bài đi em! Queo (Well) đi! Chạy ống tay vịn cầu thang! Là những thuật ngữ mới tinh ra lò nói ra là được sinh viên Kiến trúc chấp nhận ngay hổng thắc mắc, lưu truyền và phát triển, lập tức, nó trở thành truyền thống Kiến trúc.
Ôi! Con thuyền Kiến trúc dù đi đến đâu, nó cũng chiếu cái bóng mình xuống nước.
Viết xong Ta có giờ thong thảXuống chốn Bụi trần uống vài chungNerge ơi chia sớt điều nghiêng ngả!
(Tạm cảm thấy hài lòng)
TCC

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

HOẠN THƯ KHÔNG "NGỨA GHẺ" MÀ "GIẬN LẪY"? (Nguyễn Khắc Bảo)

Nguyễn Khắc Bảo 9. Hoạn Thư không “ngứa ghẻ” mà “giận lẫy” (TBHNH 2009)
Cập nhật lúc 21h46, ngày 17/11/2011
NGUYỄN KHẮC BẢO
Hội viên Hội Ngôn ngữ học Việt nam
I. Xuất xứ của "Ngứa ghẻ hờn ghen"
Trong các bản Truyện Kiều Quốc ngữ thông dụng hiện nay, các nhà biên khảo đương đại đều chép lời nói của Hoạn Thư trình bày với Hoạn bà mọi suy tính của ả ta "Từ nghe vườn mới thêm hoa" là:
"Nghĩ rằng: Ngứa ghẻ hờn ghen
Xấu chàng mà có ai khen chi mình…"
(câu 1609 - 1610).
Học giả Đào Duy Anh trong Từ điển Truyện Kiều đã giảng: "Ngứa ghẻ hờn ghen: ý nói rằng hờn ghen cũng khó chịu đến cuồng lên như ngứa ghẻ"(1). Nhưng có lẽ Cụ cũng chưa hoàn toàn nhất trí với cụm từ chỉ hai hành động ấy lại có mối liên quan tương hỗ tới nhau trong hoàn cảnh tế nhị này, nên đã cẩn thận chú thích tường tận tiếp theo là: "Ngứa ghẻ hờn ghen: Theo Kiều Oánh Mậu và Bùi Kỷ. Các bản Nôm từ Liễu Văn đường phần nhiều chép là: Giận ghẻ hờn ghen"(2). Theo vậy thì các bản Truyện Kiều cả Nôm và Quốc ngữ đều đã thống nhất hai từ hờn ghen. Sự khác nhau chỉ là giận ghẻ hay ngứa ghẻ mà thôi!
Đọc lại Truyện Kiều, chúng ta thấy có một câu cấu trúc tương tự (câu 857), trong đó Thúy Kiều bộc bạch suy nghĩ giận duyên tủi phận khi biết mình mắc lừa giống hôi tanh Mã Giám Sinh. Cụm từ trên có thế tiểu đối rất hoàn chỉnh: Giận duyên/ tủi phận, giận/tủi, duyên/phận. Còn nếu cho Hoạn Thư cũng lại giận ghẻ hờn ghen thì cụm từ này thiếu tính lôgic. Vì hờn ghen là một hành động của người phụ nữ còn có khi thể tất được, song giận ghẻ sẽ là một ý nghĩ không hợp lý, chẳng ai lại đi giận con cái ghẻ khi lỡ bị ghẻ, cụm từ trên thế tiểu đối lại không chỉnh vì giận/hờn là đối chuẩn; chứ ghẻghen, giận ghẻhờn ghen làm sao đối với nhau được.
Người có "công lao" trình làng cụm từ ngứa ghẻ chính là Kiều Oánh Mậu, Tiên sinh đã tiếp nhận được bản Kinh của Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ mang từ Huế ra tặng "liền mừng cuống lên, nhân gia công kiểm duyệt tinh tường rồi cho khắc in"(3) thành bản Đoạn trường tân thanh năm 1902. Sau đó cũng vì không nhất trí với việc gán cho Hoạn Thư ý nghĩ giận ghẻ, nên các nhà biên khảo Truyện Kiều trong suốt cả thế kỷ XX như Phạm Kim Chi (1917), Nguyễn Văn Vĩnh (1923), Bùi Khánh Diễn (1926), Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim (1927), Hồ Đắc Hàm (1929), Huyền Mặc đạo nhân (1930), Tản Đà (1941)… Nguyễn Văn Hoàn (1965), Nguyễn Thạch Giang (1972), Đào Duy Anh (1974), Nguyễn Quảng Tuân (1995), Vũ Văn Kính (1998)… chắc đều tin theo sự khảo đính của vị tiền bối Kiều Oánh Mậu nên cứ mặc nhiên chép theo là: "Ngứa ghẻ hờn ghen" và in truyền mãi đến tận thế kỷ XXI này. Nhiều khi cụm từ trên còn được vận dụng như một thành ngữ (?) trong văn chương và đời sống hàng ngày.
II. Các dị bản chép khác với "ngứa ghẻ hờn ghen"
Chúng tôi đã tìm đọc hơn 30 Truyện Kiều chữ Nôm thì thấy ngoài bản Kiều Oánh Mậu 1902 ra chỉ có 03 bản chép tay của Chiêm Vân thị, bản R987 của TVQG và bản Kiều ở Thái Bình (có lẽ cũng thuộc loại bản Kinh) chép là: Ngứa ghẻ hờn ghen. Còn bản R2003 cũng của TVQG và bản do Cụ Giản Chi lưu giữ lại chữa thêm một chữ nữa thành ngứa ghẻ đòn ghen để lột tả sự quyết liệt, tương xứng nhau của ngứa ghẻ ngang ngửa với đòn ghen.
Không tán thành cách biên khảo có hành động ngứa ghẻ quá thô lậu trong áng thơ tuyệt diệu này, Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh trong bản Kiều do nhà Quan Văn đường in liền sau đó (1906) đã chữa lại là: Nghĩ rằng: Nhận lấy hờn ghen.
Đọc câu thơ mới cải sửa này nghe cũng còn khiên cưỡng, "như hình chưa thông". Sự trăn trở của các nhà biên khảo trên thể hiện cụm từ ngứa ghẻ hờn ghen vẫn chưa thực sự thuyết phục được các nhà Nho yêu thích và quan tâm đến Truyện Kiều.
Có một điều cần phải đặc biệt lưu ý là đại đa số các bản Kiều Nôm từ Liễu Văn đường 1866 và 1871, Nguyễn Hữu Lập 1870, Quan Văn đường, Thịnh Mỹ đường, Thuận Thành 1879, ấn Thư Hội 1896 đến các bản Liễu Văn đường Quảng tập, Phúc Văn đường, Quan Văn đường 1911, Phúc An hiệu… đều rất thống nhất chép là: ��mà cụ Đào đã đọc là: giận ghẻ. Trong hai bản Quốc ngữ của Nordemann xuất bản ở Huế và Hà Nội năm 1897 cũng chép theo lối chính tả hồi ấy là:
Nghĩ dằng: Dận ghẻ hờn ghen
Trước đây khi khảo sát văn bản Truyện Kiều Nôm, chúng tôi đã thấy trong các bản Kiều Nôm của Duy Minh thị do Kim Bảo lâu in 1872 và Văn Nguyên đường và Bảo Hoa các in năm 1879, bản A.Michels in 1884 cùng bản chép tay mới sưu tầm ở Nghi Xuân - Hà Tĩnh cũng chép thống nhất là: Nghĩ rằng: (+)hờn ghen
Do vậy ta thấy trong 6 chữ của câu thơ 1609, các nhà khắc ván in chữ Nôm đã thống nhất được 5 chữ, trong đó chữ thứ 3 dứt khoát phải là giận để đối với hờn chứ đổi là ngứa thì đối làm sao với hờn được. Vấn đề đặt ra là với chữ thứ 4 có hai cách viết: (�� nạch + kỷ) hoặc 疒礼(nạch + lễ) nên cần lưu tâm phiên âm sang Quốc ngữ thế nào cho đúng?
III. Cách đọc chữ
Theo sự tìm đọc của chúng tôi thì các Bảng tra chữ Nôm của Hồ Lê - Bùi Thanh Ba(4), Lạc Thiện Tăng Văn Hỷ(5), Vũ Văn Kính(6) chưa thu thập được chữ Nôm:疒礼(nạch + lễ) nói trên.
Riêng Linh mục Trần Văn Kiệm trong cuốn Giúp đọc Nôm và Hán - Việt(7), không rõ dựa vào cơ sở nào lại đọc cả hai chữ ��; 疒礼là: Ghẻ (tr.449). Việc dùng thanh phù (kỷ) để gợi âm đọc ghẻ là điều dễ hiểu - vì ta đã có (= kỹ) đọc thành ghẽ. Còn dùng thanh phù (= lễ) để gợi âm đọc ghẻ là chưa thỏa đáng. Trong cuốn Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Của(8) đã dùng chữ Hán phồn thể (= lễ) để ghi âm Nôm: lẩylẫy (Tr.532).
Còn trong các cuốn Bảng tra chữ Nôm của Hồ Lê - Bùi Thanh Ba, Lạc Thiện, Vũ Văn Kính và Tự điển chữ Nôm của GS.TSKH. Nguyễn Quang Hồng chủ biên nói trên cũng lại dùng chữ (= lễ) ở dạng giản thể hoặc thêm nháy cá (?) để ghi âm Nôm: lẩylẫy.
Do vậy ta thấy chữ Nôm 疒礼(Nạch + lễ) có chữ Lễ là thanh phù gợi âm đọc là lẩy hoặc lẫy; còn bộ nạch () làm nghĩa phù chỉ rõ âm này có nghĩa thuộc phạm trù tính nết hoặc liên quan đến sức khỏe, bệnh tật của con người.
Điều suy nghĩ trên càng trở nên đáng tin hơn khi chúng tôi tìm được bản Truyện Kiều Quốc ngữ của nhà bác học Trương Vĩnh Ký in từ 1875 (không rõ đã dựa vào bản Nôm nào - có thể là bản Duy Minh thị 1872 chăng?) và bản Quốc ngữ của A.Michels in 1884 đều chép là: Nghĩ rằng: Giận lẫy hờn ghen.
Rất tiếc là khi dùng bản của Trương Vĩnh Ký làm tài liệu căn cốt để xây dựng văn bản Truyện Kiều thì Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn trong phần khảo dị lại đọc nhầm thành: Nghĩ rằng: Giận lấy hờn ghen (9).
Còn bản của A.Michels tuy cũng có nhiều nhà khảo cứu ghi vào Danh mục sách tham khảo, song có lẽ cũng không để ý đến từ "giận lẫy" lạ lùng đó.
Điều đáng băn khoăn hơn nữa là do nhiều nhà phiên âm lớp trước đã trót phiên âm 疒礼 thành giận ghẻ, lại được Linh mục Trần Văn Kiệm đưa chữ 疒礼vào Từ điển đọc thành ghẻ, nên trong công trình Tư liệu Truyện Kiều - bản Duy Minh Thị 1872(10) mới công bố gần đây, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn cũng lại phiên âm疒礼thành ghẻ (?!).
Sự sai lầm dây chuyền "dĩ ngoa truyền ngoa", người sau tin theo sự phiên âm của người đi trước cũng lại đã từng xảy ra. Khi Giáo sư Nguyễn Thạch Giang trong bản Truyện Kiều do mình khảo đính(3) đã lỡ phiên âm câu 2722 của bản Chu Mạnh Trinh là: Đoạn trường thơ phải đón mà trả (= nhau) (Tr.311). Chữ (túc + nghiêu) theo Hồ Lê - Bùi Thanh Ba, Lạc Thiện, Vũ Văn Kính chỉ có một âm đọc duy nhất là: Theo sách của Trần Văn Kiệm xuất bản 1999 cũng in như vậy có lẽ là do Linh mục Trần Văn Kiệm đã quá tin vào cách phiên âm của các ông Nguyễn Thạch Giang và Nguyễn Quảng Tuân để đưa vào Từ điển một chữ Nôm phiên âm sai. Rất mong nhận được sự tham gia thẩm định của các bậc thức giả xem có nên tiếp tục phiên âm chữ nhau nữa hay không?
Qua phần trình bày trên về chữ Nôm thứ 4 câu 1609 của tất cả các bản Kiều Nôm, chúng tôi thấy có thể suy đoán rằng các bản Kiều Nôm khắc in ở Hà Nội (gọi chung là bản Phường) đã theo một bản nguồn nào đó mà chữ Nôm viết thảo nên đã nhầm chữ lễthµnh v× tù d¹ng viÕt th¶o hai ch÷ nµy lµ kh¸ gièng nhau. Do vËy mµ (疒礼giận lẫy) đã thành (��giận ghẻ). Và chính bởi sự tối nghĩa của cụm từ giận ghẻ hờn ghen nên mới phát sinh ra các cách chữa thành: Ngứa ghẻ hờn ghen, ngứa ghẻ đòn ghen, nhận lấy hờn ghen, tạo ra sự biên khảo bất nhất về lời nói của Hoạn Thư, con người vốn vẫn được đánh giá là: "Nói điều ràng buộc thì tay cũng già".
IV. Nghĩa của giận lẫy - giận lẩy:
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (13) không thu thập các từ lẩygiận lẩy có nét nghĩa phù hợp với hoàn cảnh mà câu thơ 1609 diễn tả. Nhưng lại có:
- Lẫy (động từ, phương ngữ) = dỗi. Ví dụ: Nói lẫy
- Giận lẫy (động từ, phương ngữ) = giận dỗi.
Song trong cuốn Tự vị An Nam La Tinh của Bá Đa Lộc Bỉ Nhu in năm 1772 - 1773 (14) (lúc đó Nguyễn Du còn là thiếu niên) ta vẫn đọc thấy các mục từ:
- Lẩy: cách cứng cỏi, cách dữ tợn, cách giận dữ.
- Giận lẩy: giận cách hung dữ.
- Lẫy: cãi lẫy, cãi cọ nhau (Tr.241).
Còn trong Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Của in năm 1895(15) (giai đoạn này Truyện Kiều đang được in và phổ biến rầm rộ) cũng có các mục từ:
- Lẩy: kình gan, găy gắt. Ví dụ: làm lẩy, bỏ lẩy, nói lẩy, đánh lẩy.
- Lẫy: cãi lẫy, tiếng đôi chỉ nghĩa là cãi (nói là giận mà cãi cũng thông) (tr.532).
- Giận lẫy: giận mà bỏ lẩy không thèm ngó tới.
- Giận lẩy sẩy cùi: tiếng nói chơi rằng giận lẩy thì hụt đi, mất đi một phần nhờ (tr.368).
Đến Tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức in năm 1970(16) vẫn còn ghi nhận có các mục từ:
- Lẩy: cách hờn giỗi có thiệt cho mình nhưng không cần, để lại gan.
Ví dụ: bỏ lẩy, đánh lẩy, giận lẩy, nói lẩy.
- Lẫy: (động từ) xem: lãy
- Lãy: nẩy lên và lật lại.
- Giận lẩy: (động từ): giận và hy sinh không thiết đến quyền lợi của mình. Ví dụ: Giận lẩy sẩy cùi.
- Giận lẩy sẩy cùi (tục ngữ): tỏ ý giận, không thèm nhận một vật hay một việc gì, đối phương cũng không năn nỉ, thành ra người giận phải mất vật hay việc gì (tr.562, 786 tập I, tr.147 tập III).
Cuốn Từ điển từ Việt cổ của Nguyễn Ngọc San - Đinh Văn Thiện(17) đã đồng nhất nghĩa của lẫy như lẩy. Hai tác giả trên không thu nhận mục từ lẩy nhưng trong mục từ lẫy thì lại ghi là:
- Lẫy: làm điều gì cho bõ giận.
Ví dụ: làm lẫy, bỏ lẫy, nói lẫy, đánh lẫy (theo Hùinh Tịnh Của) (tr.170).
Trong khi thực ra sách của cụ Hùinh Tịnh Của chỉ có các ví dụ là: Làm lẩy, bỏ lẩy, nói lẩy, đánh lẩy.
Có lẽ cách đọc lẫy = lẩy cũng là một cách đọc trại âm tương tự như: nhàn = nhạn, chửa = chưa trong các câu thơ văn học trung đại như:
Hầu mong nhắn cá gửi nhàn (Phương Hoa)
Cá nhàn hãy lánh ra ngoài cho xa (Phạm Thái)
Một lời nói chửa kịp thưa (Kiều)
Lạ tai nghe chửa biết đâu (Kiều)
Thất kinh nàng chửa biết là làm sao (Kiều)
Qua việc thu thập của các Từ điển kể trên, ta có thể thấy rằng: giận lẩy, giận lẫy là một từ kép thông dụng trong các thế kỷ trước, hơn nữa "giận lẩy sẩy cùi" còn là một tục ngữ thường dùng trong đời sống.
Như vậy theo thiển nghĩ của chúng tôi câu thơ đang bàn có thể đọc theo hai âm điệu là:
Nghĩ rằng: giận lẩy hờn ghen
Hoặc:
Nghĩ rằng: giận lẫy hờn ghen
Câu thơ diễn tả suy tính của Hoạn Thư là: Nếu mình giận dỗi một cách cứng nhắc, hung dữ và hờn ghen gay gắt, cãi cọ nhau ầm ĩ, nghĩa là làm cả bốn việc: Giận, lẫy, hờn và ghen thì câu chuyện sẽ từ "bé xé ra to" tạo nên cảnh "xấu chàng hổ ai". Hậu quả nhỡn tiền là tự mình sẽ chuốc lấy tiếng cười của thiên hạ về sự ghen tuông lồng lộn quá đáng ấy. Vả lại về mặt thi pháp thì bốn từ này đã đối nhau rất chỉnh: Giận lẫy/hờn ghen, giận/hờn, lẫy/ghen phù hợp với văn phong trác tuyệt của thi hào như đã dùng với trường hợp "giận duyên tủi phận" nêu trên.
Nghĩ lại lúc Hoạn Thư bắt quả tang Thúc Sinh lẻn sang Quan Âm Các tình tự với Thúy Kiều, ả ta cũng nén lửa Hỏa Diệm Sơn lại mà mời chàng Thúc:
"Thiền trà cạn nước Hồng Mai
Thong dong nối gót thư trai cùng về".
Nhưng thực chất là "em đưa chàng về dinh" xong mới bắt Thúc Sinh nằm ra mà đánh, như kiểu Giang Thành xử lý chồng là Cao Sinh lẻn đi bồ bịch ở quán trà Hồng Mai trong Giang Thành truyện chép ở sách Liêu Trai vậy (18).
Do vậy chúng tôi đề nghị không nên "ngảnh mặt làm thinh" để cho "con cái ghẻ" bò vào Truyện Kiều như lâu nay các bản Truyện Kiều Quốc ngữ vẫn in. Mà nên loại bỏ cụm từ "ngứa ghẻ hờn ghen", chỉnh lại ngôn từ của Hoạn Thư theo đúng các bản Kiều Nôm cổ nhất là:
Nghĩ rằng: giận lẫy hờn ghen,
Xấu chàng mà có ai khen chi mình
Nhân đó cũng nên chỉnh lại các chữ Nôm phiên âm chưa chuẩn (gh); ( = nhau) như trong cuốn Giúp đọc Nôm và Hán - Việt đã lỡ thu thập tại trang 449 và 674 của Nxb. Thuận Hóa in năm 1999.

Chú thích và sách tham khảo
1-2) Đào Duy Anh: Từ điển Truyện Kiều, Nxb. KHXH, H. 1974, tr.289.
3) Lời tựa Đoạn trường tân thanh của Đào Nguyên Phổ, trích theo: Nguyễn Thạch Giang, Truyện Kiều, Nxb. ĐH & THCN, H 1973, tr. 494.
4) Hồ Lê: Bùi Thanh Ba: Bảng tra chữ Nôm, Nxb. KHXH, H. 1976.
5) Lạc Thiện Tăng Văn Hỷ: Sách tra chữ Nôm thường dùng, Hội Ngôn ngữ học Tp. Hồ Chí Minh xuất bản 1991.
6) Vũ Văn Kính:
- Bảng tra chữ Nôm TK 17, Nxb. Tp. HCM, 1993.
- Bảng tra chữ Nôm miền Nam, Hội NNH Tp.HCM, 1994.
- Bảng tra chữ Nôm sau TK 17, Hội NNH Tp.HCM 1994.
7) linh mục trần văn kiệm: giúp đọc nôm và hán việt, nxb. thuận hóa, 1999.
8-15) huình tịnh của: đại nam quấc âm tự vị, sài gòn 1895.
9) nguyễn văn hoàn: truyện kiều, h; nxb. văn học, 1965, tr.266.
10) nguyễn tài cẩn: tư liệu truyện kiều bản duy minh thị 1872, nxb. đhqg, h. 2002, tr.224.
11) nguyễn khắc bảo: thận trọng để đừng viết nhịu (góp ý với ông nguyễn quảng tuân), tạp chí ngôn ngữ & đời sống số 6 - 2002, tr.17.
12) nguyễn quảng tuân: phê bình người tự xét lại mình (trả lời ông nguyễn khắc bảo), tạp chí ngôn ngữ & đời sống số 9 - 2002, tr.13.
13) hoàng phê chủ biên, từ điển tiếng việt, nxb. đà nẵng và tt từ điển học xuất bản 1997, tr.383, 536.
14) bá đa lộc bỉ nhu, tự vị an nam la tinh, hồng nhuệ nguyễn khắc xuyên dịch và giới thiệu, nxb. trẻ, 1999, tr.241.
16) lê văn đức: tự điển việt nam, sài gòn nhà sách khai trí xuất bản 1970.
17) nguyễn ngọc san - đinh văn thiện, từ điển từ việt cổ, h; nxb. vh - tt, 2001.
18) chiêm vân thị: thúy kiều truyện tường chú - lê mạnh liêu phiên dịch sài gòn 1974, quyển hạ, tr.119.
- Nguyễn Khắc Bảo: vị đắng của trà hồng mai, tạp chí ngôn ngữ & đời sống số 1/1999 tr.21.


STT
Bản Kiều Nôm
Nội dung khảo
Quốc ngữ
Nội dung khảo
1
Liễu Văn đường
1886
恨��
Trương Vĩnh Ký
1875
Giận lẫy
2
N. Hữu Lập
1870
恨��
Michels
1884
Giận lẫy
3
Liễu Văn đường
1871
恨��
Nordem ann
1897
Dận ghẻ
4
Duy Minh thị
1872
Ph. Kim Chi
1917
Ngứa ghẻ
5
Q. Văn đường
1879
恨��
Ng. Văn Vĩnh
1923
Ngứa ghẻ
6
Thuận Thành
1879
恨��
Bùi K. Diễn
1926
Ngứa ghẻ
7
Thịnh Mỹ đường
1879
恨��
B. Kỷ - TT Kim
1927
Ngứa ghẻ
8
Tiêu Tương
Tự Đức
恨��
Hồ Đắc Hàm
1929
Ngứa ghẻ
9
A. Michels
1884
Huyền Mặc
1930
Ngứa ghẻ
10
Tụ Hiền đường
1886
恨��
Ngô Tử Cống
1931
Ngứa ghẻ
11
Quế Võ chép tay
1894
không có
Ng. Can Mộng
1936
Ngứa ghẻ
12
Ấn Thư Hội
1896
恨��
Tản Đà
1941
Ngứa ghẻ
13
VNb.60 in
?
恨��
B. Kỷ - TT Kim
1950
Ngứa ghẻ
14
Kiều Oánh Mậu
1902
����
Trung Chính
1951
Ngứa ghẻ
15
Thái Bình chép tay
?
����
Trần Ngọc
1952
Ngứa ghẻ
16
Chu Mạnh Trinh
1906
認��
Lê Văn Hòe
1953
Ngứa ghẻ
17
Q. Văn đường
1911
恨��
Bùi Kỷ
1957
Ngứa ghẻ
18
Liễu Văn Q.Tập
1916
恨��
Đỗ Nam Cư Sĩ
?
Ngứa ghẻ
19
Phúc Văn đường
1918
恨��
Ng. Việt Hoài
1957
Ngứa ghẻ
20
Thịnh Mỹ đường
1919
恨��
Ng. Văn Hoàn
1965
Ngứa ghẻ
21
Liễu Văn Q.Tập
1919
恨��
Ng. Thạch Giang
1972
Ngứa ghẻ
22
Hoa Kiều Chợ Lớn
1920
��
Chiêm Vân Thị
?
Ngứa ghẻ
23
Quảng Thịnh
1922
��
Đào Duy Anh
1974
Ngứa ghẻ
24
Liễu Văn Q.Tập
1924
恨��
Đào Duy Anh
1979
Ngứa ghẻ
25
Phúc Văn đường
1926
恨��
Đặng Thanh Lê
1984
Ngứa ghẻ
26
Phúc Văn đường
1932
恨��
Phan Ngọc
1989
Ngứa ghẻ

Phụ lục bài: Hoạn Thư không "ngứa ghẻ" mà "giận lẫy"
câu số 1609 nghĩ rằng: giận lẫy hờn ghen

27
Phúc An Hiệu
1933
恨��
N. Quảng Tuân
1995
Ngứa ghẻ
28
Chiêm Vân Thị
chép in
����
Vũ Văn Kính
1998
Ngứa ghẻ
29
Kim Bắc in
?
恨��
Ng. Tài Cẩn
2002
Giận ghẻ
30
R2003
chép tay
����
扌屯
Ng. Khắc Bảo
2004
Giận lẫy
31
R.987
chép tay
��疒己
Thế Anh
2005
Giận ghẻ
32
Bản Diễn Châu
chép tay
恨��
Đào Thái Tôn
2006
Giận ghẻ
33
Bản Giản Chi
chép tay
��
扌屯
Trần Nho Thìn
2007
Giận ghẻ
34
Bản Nghi Xuân
chép tay
Ng. Tài Cẩn
2008
Giận ghẻ
(Thông báo Hán Nôm học 2009, tr.136-147)