Tiền tố dé(s)- của tiếng Pháp (tương ứng với de- của tiếng Anh) thường được các dịch giả Việt Nam nhất loạt chuyển thành giải. Bằng cách này các từ tiếng Pháp décoder thành giải mã, dégager thành giải tỏa, désarmer thành giải giới / giải giáp, décongelerthành giải đông, se désaltérer thành giải khát, décoloniser thành giải thực, déstaliniser thành giải Xtalin hóa, démystifierthành giải hoặc, décompresser thành giải nén, désacraliser(tiếng Pháp) thành giải thiêng.
Nhu cầu dịch ngắn gọn khiến từ ngữ Việt nhiều khi lạ tai, khó hiểu, khó được chấp nhận. Chẳng từ điển tiếng Việt nào có giải nén, giải thực, giải hoặc, giải cộng, giải thiêng.... Muốn tìm hiểu nội dung các từ ngữ ấy, cứ đi ngược về thuật ngữ gốc tiếng Pháp, tiếng Anh rồi đọc định nghĩa trong các thứ tiếng đó là chắc ăn nhất.
Giải đông văn hoa. Nôm na là rã đông, rã đá.
Giải giới là tước vũ khí.
Giải nén một tập tin là bung nó ra.
Giải phóng thuộc địa dễ hiểu hơn giải thực, không gây liên tưởng tới bội thực, trúng thực, tiết thực, tuyệt thực...
Tại sao không nói thanh toán ảnh hưởng của Xta-lin mà lại nói giải Xta-lin hóa?
Lê Khả Kế (2001:476) dịch désacraliser là làm mất tính thiêng liêng. Như vậy giải thiêng lịch sử là làm (cho) lịch sử mất (đi tính) thiêng (liêng).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét