Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Nghiên cứu bút tích di chúc Bác Hồ dưới góc độ ngôn ngữ học (Trần Trọng Đăng Đàn)



Nghiên cứu bút tích di chúc Bác Hồ dưới góc độ ngôn ngữ học
PGS.TS Trần Trọng Đăng Đàn Nghiên cứu song song Di chúc và bút tích Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có rất nhiều thu hoạch bổ ích về mặt nhận thức, tư tưởng cũng như về mặt văn hóa, khoa học. Trong phạm vi bài này tôi chỉ xin đề cập đến một thu hoạch mà lâu nay hình như chưa được nghiên cứu đúng mức. Đó là việc Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng và vận dụng bảng chữ cái Việt Nam khi viết Di chúc. 
Trong Hồ Chí Minh toàn tập (1), tập 12, bút tích 4 bản thảo Di chúc được in trong 10 trang phụ bản; tiếp theo là bản in nguyên văn 4 bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 10 trang (từ trang 497 đến trang 506); tiếp theo nữa là Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969, gồm 4 trang (từ trang 509 đến 512).
Nghiên cứu so sánh giữa bút tích các bản thảo Di chúc do chính Hồ Chủ tịch viết tay hoặc đánh máy với các bản in nguyên văn Di chúc, cũng như nghiên cứu các bản bút tích đó trong sự so sánh với Di chúc công bố năm 1969, ta thấy có những chữ cái sau đây khác nhau:
1 - Trường hợp chữ cái z:
— d à z (zân, zo, zịp, zạ, zục, zựng, zùng, zưỡng, zự, zũng, zần, zã...)
— gi à z (zai, zữ, zàu, záo, zà, zúp, zan, zõi, zao, zành, zặc, zới, zữa, zờ, zản...)
2 - Trường hợp chữ cái f :
— ph à f (fúc, fũ, fục, fong, fòng, fóng, fải, fê, fát, fáp, fí, fổ, fấn, fần, fúng, fó, fụ, fương, fủ, fát, fe, fô...)
3 - Trường hợp dùng ng thay cho ngh:
— ngh à ng (ngĩa, ngĩ, ngiệp, ngiêm, ngị, ngề...)
4 - Trường hợp không viết thêm dấu sắc ( / ) khi chữ đã trọn nghĩa:
Trên bút tích các bản thảo của Di chúc do chính Hồ Chủ tịch đánh máy hoặc viết tay có ít nhất là 54 chữ sau đây không viết thêm dấu sắc khi chữ đã trọn nghĩa: ap, boc, bưc, băc (2 lần), biêt (2 lần), cach (14 lần), cac (26 lần), câp, cat, chuc (2 lần), chăc (3 lần), chưc, đưc, đăc, đôt (2 lần), fuc (2 lần), fat (2 lần), fap (3 lần), gop (3 lần), hêt (4 lần), it, khăp (2 lần), khac (4 lần), kêt (8 lần), khich, lơp (2 lần), mac (4 lần), măt, mat (4 lần), nươc (17 lần), nhăc, nhât (14 lần), oc, quôc (5 lần), quyêt, rât (8 lần), ret, suôt (4 lần), sưc (7 lần), sot, tăt, tôt (7 lần), tiêt, thât (2 lần), trươc (4 lần), thich, tiêp, tac (2 lần), trach, thâp, viêt, vêt, xuât, zup...
Như vậy, trong bút tích các bản thảo Di chúc tổng số dấu sắc (ù) được giảm bớt ít nhất là 168 lần.
Nghiên cứu việc không viết thêm dấu sắc (ù) khi chữ đã trọn nghĩa qua các bút tích Di chúc, nhất là ở bản bút tích do Hồ Chủ tịch tự đánh máy, ta có thể bắt gặp một số chữ như: hết, kết, nhất, tốt... vẫn có đánh dấu sắc ( ù) nhưng trong các bút tích Di chúc viết tay thì hầu như dấu sắc ( ù) đối với các chữ nói trên đều bị gạt bỏ cả. Có thể xem việc các dấu ( ù) rơi vào những chữ vừa nói ở trên chỉ là do sơ ý lúc đánh máy mà thôi.
Những sự thay thế, giản lược của Hồ Chủ tịch trong việc sử dụng, vận dụng bảng chữ cái, cho đến khi viết Di chúc, là kết quả của cả một quá trình thể nghiệm lâu dài và mang tính khoa học cao. Nói “thể nghiệm khoa học” bởi vì việc làm đó được gạn lọc và khi thấy có vấn đề gì mới thì thêm vào hoặc gạt bỏ ngay khi tác giả thấy có chỗ nào đó không hợp lý. Điều này sẽ càng được sáng tỏ khi nghiên cứu bút tích của Hồ Chủ tịch ở một phạm vi rộng hơn.
Trong Hồ Chí Minh toàn tập có tất cả 63 phụ bản, trong số đó có 10 phụ bản là bút tích của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh do chính tác giả viết hoặc tự đánh máy bằng chữ quốc ngữ. 9 trong số 10 bút tích đó có thể sử dụng để khảo sát cho vấn đề này. Đó là các bút tích trên các phụ bản:
SỐ TTTÊN BÚT TÍCHNĂM VIẾTIN TRƯỚC TRANGSỐ TẬP
1Bà trưng trắc19262252
2Bìa tác phẩm “Đường Kách Mệnh” xuất bản lần đầu tiên vào năm19272592
3Thư gửi vệ quốc đoàn, tự vệ, dân quân toàn quốc, tháng 1 năm 19471947435
4Thư của Chủ Tịch Hồ Chí Minh gửi đoàn cán bộ đi công tác ngoại giao , tháng 2-194819483855
5Thư gửi các đồng chí Liên khu Bốn, tháng 9-194919496835
6Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Lớp chính đảng liên khu Năm, năm 195319532017
7Cảm tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi trong Sổ vàng 1955 lưu niệm tại điện Cremli, ngày 13-7-19551955238
8Thư gửi cán bộ và giáo viên bổ túc văn hóa, ngày 17 tháng 12 -195919595779
9- Di chúc nhân dịp mừng tuổi 75 viết ngày 15-5-1965- Di chúc viết lúc vừa tròn 78 tuổi
- Di chúc viết tháng 5- 1968
- Di chúc viết ngày 10-5-1969
19651968
1968
1969
495495
495
495
1212
12
12

Nghiên cứu việc Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sử dụng và vận dụng bảng chữ cái Việt Nam hồi những năm 1926 - 1927 lúc viết bài Bà Trưng Trắc hay Đường cách mệnh ta thấy: nhiều lần tác giả thay “ph” thành “f” (phải --> fải, phong --> fong, pháp --> fáp, phần--> fần, phố --> fố ); thay “d” thành “z” (dân --> zân, dựng --> zựng); hoặc “gi” thành “z” (gieo --> zeo, giờ --> zờ)... và trong bút tích các bản Di chúc viết vào những năm 1965 - 1969 cách thay thế đó vẫn được giữ nguyên. Trong khi đó, ở các bút tích viết năm 1926, 1927, nhiều lần chữ “đ” được viết thành chữ “d” (đường --> dường, động --> dộng, đầu --> dầu, đồng --> dồng, đánh --> dánh, điều --> diều, được --> dược, đến --> dến, đảm --> dảm, đủ --> dủ, đàn --> dàn); nhiều lần chữ “c” được viết thành chữ “k” (cách --> kách, có ® kó, cai --> kai, cảnh --> kảnh, cứu --> kứu, cùng --> kùng, cửu --> kửu, cả --> kả, cờ --> kờ, cẩm --> kẩm, can --> kan, cũng --> kũng); nhiều chữ chưa đánh thêm dấu sắc (ù) cũng đã trọn nghĩa, nhưng tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh vẫn đánh thêm dấu sắc ( ù) : trắc, nước, fúc, sách, fáp, ít, mất, biết, kết; nhưng trong các bút tích của Di chúc viết vào những năm 1965 - 1969 thì các trường hợp như thế hoàn toàn không còn được áp dụng nữa.
Xem xét một số bút tích của Hồ Chủ tịch viết vào thời gian từ 1946 - 1959, chẳng hạn như : Thư gửi vệ quốc đoàn, tự vệ, dân quân toàn quốc, ta thấy: Trong bản bút tích này chữ “đ” không thay bằng chữ “d” nữa (đánh úp, Đầu tiên, đứng lên, chiến đấu, mưa đạn, đua nhau, đem, đồng bào, đang); chữ “c” cũng không thay bằng chữ “k” nữa (cùng, các, cách, của, cái, càng, cứ, con). Thế nhưng, ở đây nhiều chữ chưa đánh dấu sắc (ù) cũng đã trọn nghĩa thì Hồ Chủ tịch vẫn còn cứ đánh dấu sắc (ù) : tức, các, biết, giáp, nước. Cách thay thế “ph” bằng “f” thì trong bản bút tích này vẫn được giữ nguyên (pháp --> fáp, phong --> fong); việc thay chữ “z” cho chữ “d”, hoặc cho chữ “gi” cũng được giữ nguyên (zân, zan, ziêt, zặc, záp, zũng, zữ).
Thư gửi vệ quốc đoàn, tự vệ, dân quân toàn quốc do Hồ Chủ tịch viết tay vào những năm 1947; sang năm 1948, trong Bức thư gửi đoàn cán bộ đi công tác ngoại giao, có lẽ là do Chủ tịch tự đánh máy nên một số chữ Người đã áp dụng lúc viết Thư gửi vệ quốc đoàn, tự vệ, dân quân toàn quốc không được giữ lại như hồi năm 1947 nữa. Một số chữ “đ” vẫn được viết thành chữ “d” : đồng --> dồng, đường --> dường, đá --> dá, đem --> dem, đấu --> dấu, đỡ --> dỡ, đầy --> dầy, đủ --> dủ, đáng --> dáng; tuy nhiên trong chính văn bản này lại vẫn có những chữ như đứng thì vẫn giữ nguyên chữ đê (đ). Còn trường hợp thay chữ “c” bằng chữ “k” thì ở đây hoàn toàn không thấy nữa. Việc thay “ph” thành “f”, thay “z” cho các chữ “d”, “gi” thì có thể nói ở đây được khẳng định triệt để. Việc không đánh thêm dấu sắc ( ù) đối với các chữ đã trọn nghĩa thì thời gian này (1947) chỉ mới bắt đầu được thực hiện và có lẽ vì thế nên chưa thật triệt để: Các chữ chúc, bất thì vẫn giữ dấu sắc (ù), trong khi đó các chữ nước, zúp, các thì dấu sắc (ù) đã bị bỏ.
Trong Thư gửi các đồng chí liên khu Bốn, tháng 9 năm 1949 do Hồ Chủ tịch tự đánh máy thì trong đó tình hình sử dụng, vận dụng bảng chữ cái vẫn giống như trong bút tích Bức thư gửi đoàn cán bộ đi công tác ngoại giao, viết năm 1948. Thế nhưng đến năm 1953, trong bút tích Thư gửi lớp chính đảng liên khu Năm thì việc không đánh thêm dấu sắc ( ù) cho các chữ mà không cần dấu sắc ( ù) cũng đã trọn nghĩa cũng như việc bỏ cách thay “đ” bằng “d” đã được thực hiện triệt để.
Cho đến năm 1955, khi Hồ Chủ tịch viết Cảm tưởng trong Sổ vàng lưu niệm tại điện Cremli thì những cách vận dụng bảng chữ cái Việt Nam đã trùng khớp hoàn toàn với cách vận dụng trong các bút tích của Di chúc 1965 - 1969. Điều đó có thể thấy rõ hơn trong bút tích Bức thư của Hồ Chủ tịch gửi cán bộ và giáo viên bổ túc văn hóa ngày 17-12-1959.
Như vậy, kết quả những thể nghiệm của Hồ Chủ tịch trong cách sử dụng, vận dụng bảng chữ cái Việt Nam, cho đến cuối thập kỷ 50, có thể xem như là hoàn thành, tức là hoàn thành vào khoảng 10 năm trước khi Chủ tịch viết Di chúc.
Việc thay thế “d”, “gi” bằng “z”; “ph” bằng “f”; “ngh” bằng “ng” cũng như không đánh thêm dấu sắc ( ù) khi chữ đã trọn nghĩa, trước hết là tiết kiệm được công viết vì số chữ được giảm bớt mà nghĩa thì không đổi; lại giảm bớt được động tác nhấc bút lúc viết; thứ hai là tiết kiệm thì giờ lúc dạy đánh vần và học đánh vần. Ví dụ như chữ các: Thay vì phải phát âm: cờ-a-ca-a-cờ-ác là các-sắc-các thì chỉ cần phát âm: cờ-a-ca-a-cờ-ác là các, là đủ. Hoặc thay vì phải phát âm a-cờ-ác-cờ-ác là các-sắc-các thì chỉ cần phát âm: a-cờ-ác-cờ-ác-các là đủ. Hoặc ví dụ như chữ rất: Thay vì phải phát âm rờ-ớ-rớ-ớ-tờ-ất, là rất-sắc-rất thì chỉ cần phát âm rờ-ớ-rớ, ớ-tờ-ất, là rất là đủ; hoặc thay vì phải phát âm: ớ-tờ-ất-rờ-ất- là rất-sắc- rất thì chỉ cần phát âm: ớ-tờ-ất-rờ-ất-rất, là đủ, v.v...
Thể nghiệm để đúc kết khoa học, góp sức làm cho ngôn ngữ dân tộc được phong phú hơn, dân dễ học, dễ nhớ mà ít tốn thì giờ, tiết kiệm công sức, đó là một điểm sáng thuộc loại sáng nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ điểm sáng này chúng ta có thể xem danh nhân Hồ Chí Minh không chỉ là về mặt văn hóa mà còn về mặt khoa học nữa.
(Theo Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét