Người Việt học nghề nông từ nhóm Tai-Kadai ?
Sau đây là số liệu so sánh ngôn ngữ cho thấy giả thuyết dân Việt (Kinh) vốn từ vùng trung Việt hay trung Lào tiến ra xâm chiếm vùng đồng bằng Bắc Bộ của dân Thái-Kađai, hòa trộn với Thái-Kađai và sau đó đã học nghề trồng lúa của dân Thái-Kađai … là giả thuyết có điểm đáng ngờ :
So sánh các từ liên quan tới nghề nông giữa hai nhóm Việt-Mường và Thái-Kađai (gồm Tày và Thái đen là hai nhóm Thái-Kađai có địa bàn cư trú tiếp giáp với người Việt):
Nhận xét:
1- Các từ căn bản liên quan tới nghề trồng lúa tiếng Việt khác Thái-Kađai nhiều.
2- Tiếng Việt có các từ phân biệt rất chi tiết từ cây mạ cho tới cây lúa, hạt thóc, hạt gạo, rơm, rạ … trong khi Thái gọi chung thóc, lúa, gạo là “khảu”, gọi chung rơm, rạ là “phưỡng”. Tiếng Việt cũng có từ riêng “nghé” để gọi trâu con, còn bò con có tên gọi là “bê”.
3- Con trâu là đầu cơ nghiệp nhà nông nhưng tiếng Việt “trâu”, tiếng Mường “tlu” lại khác hẳn tiếng Thái “kvai” (quãi) và tiếng Tày “vài” (hay “hoài”), còn con bò tiếng Việt (hay mò tiếng Mường) cũng khác hẳn tiếng Thái đen “ngúa” (có lẽ ngúa cùng gốc với ngưu của nhóm Hán-Tạng ?). Trong lúc đó người Di tận Quý Châu lại gọi con bò là “lɯ” khá giống với tiếng Việt Mường cổ gọi con trâu là “t-lu” … Người Di có thể từng là cư dân cổ xưa vùng Hồ Bắc, Hồ Nam, trong đó có vùng Tương Giang “Cổ lạc Việt chi địa” ở Hồ Nam, người Di cũng là một trong số ít tộc gốc Hán Tạng nhưng lại có một phần M88, là nhóm Y-ADN đặc trưng của dân Kinh (hiện chưa tìm được con số % cụ thể M88 ở người Di).
4- Tày gọi con bò là “mò”, gọi bừa là “phưa”, gần giống tiếng Mường (Việt cổ) nhưng có thể chính Tày đã mượn của Việt Mường, vì so sánh thì Thái đen (ở vùng Tây Bắc VN, vốn từ Vân Nam thiên di xuống) gọi bò là “ngúa”, bừa là “ban”, có lẽ đó mới đúng là từ gốc Thái-Kađai.
5- Đặc biệt thú vị là vấn đề từ nguyên của cày/canh:
Từ “cày” trong tiếng Mường là “cằl” (theo từ điển Mường-Việt, Nguyễn Văn Khang chủ biên).
Tiếng Việt không phát âm được phụ âm cuối -l nên ký âm “cằl” thường bị đọc ra “cằn”, nhưng xét cấu âm thì có lẽ “cằl” gần với “cănh” hay “canh” hơn, tức đọc gần giống từ Hán Việt “canh 耕” cũng có nghĩa là “cày” (Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt của GS Nguyễn Tài Cẩn cho biết có nhiều từ tiếng Việt có âm cuối -i, -y vốn gốc từ âm cuối -r, -l, -j tiếng tiền Việt-Mường).
Nếu dựa theo các vết tích khảo cổ về nghề trồng lúa ở đồng bằng Bắc Bộ từ cả ngàn năm trước Công nguyên thì phải mạnh dạn đặt giả thuyết cằl/cày là một từ mà tổ tiên Việt-Mường đã truyền lại từ thời xa xưa, trước thời kỳ Bắc Thuộc rất lâu, chứ không phải Việt-Mường mới đi mượn từ “canh” của Hán tộc sau khi bị đô hộ rồi đọc trại ra “cằl” rồi thành “cày”.
Còn tại sao nó lại gần với âm Hán Việt “canh” thì tạm thời chưa bàn sâu vì vấn đề này dễ gây tranh cãi lạc đề. Tuy nhiên cũng phải nói rõ rằng thời đại “Thần Nông”, ông tổ nghề trồng lúa, vốn cũng chỉ là truyền thuyết, chưa có cứ liệu khoa học chắc chắn nào chứng minh thị tộc Thần Nông là gốc Hán tộc ở Hoàng Hà, là gốc Khương ở Tứ Xuyên hay là gốc Bách Việt ở Trường Giang cả. Ngay cả việc dân Bách Việt đa phần nói tiếng Nam Á (tức Austro-Asia, cùng ngữ hệ với dân Kinh) chứ không phải tiếng Tai-Kadai, các học giả TQ hiện cũng chưa thừa nhận, dù đã có nhiều bằng chứng ngôn ngữ khá rõ, xin xem các bài tại hạ đã post lên, chẳng hạn :
[www.viethoc.org]
[www.viethoc.org]
[www.viethoc.org]
[www.viethoc.org]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét