Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Tại sao nhà chùa phải sống phúc âm?


Người Thiên Chúa Giáo coi lời Chúa dạy là Phúc Âm (tiếng Anh là Good News). Con dân Chúa sống Phúc Âm là sống (và hành động) theo lời Chúa, như công dân sống (và hành động) theo pháp luật. Nhà chùa cần sống (và hành động) theo lời Phật dạy, sống phúc âm làm gì? Nhưng có vẻ như các ông sư bây giờ không phân biệt được khẩu hiệu nào dùng ở chỗ nào, cho ai:

Hoà thượng Thích Giác Quang, Phó Trưởng Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế cảm ơn về sự quan tâm của Đảng, Chính quyền các cấp đối với các hoạt động của Phật giáo và sẽ luôn luôn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, sống phúc âm trong lòng dân tộc.
(TTXVN, “Ban Dân vận Trung ương thăm Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên - Huế nhân Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2555”, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, http://cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=10007&cn_id=459101, 12/5/2011.)

Hòa thượng Thích Gia Quang bày tỏ trách nhiệm đồng hành của Phật giáo đối với thế giới nhân sinh, của tăng ni và phật tử, quyết đem những lời dạy của Phật để góp phần giải quyết hữu hiệu những vấn đề thời sự của thế giới đương đại, sống phúc âm trong lòng dân tộc. 
(Kim Xoa & Vũ Tiệp, "Đại lễ Phật đản Phật lịch 2558 - Dương lịch 2014, Cao Bằng Online, http://baocaobang.vn/Thoi-su/Dai-le-Phat-dan-Phat-lich-2558-Duong-lich-2014/25643.bcb, 12/5/2014)

Thượng tọa cho biết, sống phúc âm trong lòng dân tộc, nhưng cả dân tộc nói hoặc không nói ra, người dân đều thấm thía cái giá của hòa bình ổn định.
(Hoàng Thủy, "Thủ tướng: 'Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là vừa hợp tác vừa đấu tranh'", VnExpress, 19/11/2014. http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thu-tuong-quan-he-viet-nam-trung-quoc-la-vua-hop-tac-vua-dau-tranh-3109351.html)

Thượng tọa Thích Thanh Quyết nói: “Cả nước yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ. Đồng bào các dân tộc, các tôn giáo cả nước nhất tâm cùng Chính phủ xây dựng cuộc sống đạo pháp dân tộc, sống phúc âm trong lòng dân tộc. Nhưng cả dân tộc, nói hoặc không nói ra đều thấu hiểu cái giá của hòa bình, ổn định. Từ khi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sự kiên quyết đồng tâm là tín hiệu tốt cho vượng khí nước nhà. Nhưng cử tri muốn được nghe từ tim khẩu của Thủ tướng, quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với vấn đề Biển Đông và Trung Quốc một cách dễ nghe, dễ hiểu, súc tích nhưng đầy đủ nhất”.
(Đào Tuấn, "Thủ tướng nói về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Vừa hợp tác vừa đấu tranh", Lao Động, 19/11/2014, http://laodong.com.vn/chinh-tri/thu-tuong-noi-ve-quan-he-viet-namtrung-quoc-vua-hop-tac-vua-dau-tranh-270064.bld)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét