Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Hiện tượng lẫn lộn l-n có xảy ra với từ vay mượn không?

Từ cinéma của tiếng Pháp vào tiếng Việt thành xi nê ma (phát âm gần với từ gốc) và xi la ma (lẫn lộn l-n). Cả hai dạng cùng tồn tại trong thực tế cho đến ngày nay:
Nó là một thứ quá độ để văn nhân rụt dè (sic) thò chân sang xi nê ma (Nguyễn Việt Hà, 2007:106)
Ngày ấy phim còn câm và chưa gọi là xem phim, mà là xem xi-la-ma, xem chớp bóng, chớp ảnh và trên báo viết nghệ thuật điện ảnh, nghệ thuật màn ảnh, màn ảnh, kịch bóng. (Tô Hoài, 2010c:54).
Xi la ma còn có mặt trong thành ngữ nhậy như xi la ma, nghĩa là nhanh như chớp:
Bà Hương bán con gái để chuộc nhà, nên cưới xin mới làm nhậy như xi la ma (Tô Hoài, 2007:196)
Nhưng chỉ có xi nê ma được đưa vào từ điển (Nguyễn Như Ý, 1999:1860)


Hiện tượng lẫn từ l sang n cũng xảy ra ở từ ngữ gốc nước ngoài chẳng hạn như cá hắc mô ly bị gọi thành cá héc-mô-nimũ ca lô trở thành mũ ca nô.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Đã gọi là liệt sao còn nhúc nhích được?


Trong tiếng Việt hiện nay liệt có nghĩa là không có khả năng cử động được (Nguyễn Kim Thản, 2005:948; Hoàng Phê, 2006:569). Người mắc chứng liệt dương là người mà dương vật không làm ăn gì được nữa. Người bệnh nằm liệt giường không thể bò dậy đi đâu.
Liệt xưa nghĩa là ốm đau (Huình Tịnh Paulus Của, 1896:567; Vương Lộc, 2001:99); Génibrel (1898:401) dịch ra tiếng Pháp là être malade, infirme. Nhà liệt thời xưa là bệnh xá hay y xá thời nay (Vương Lộc, 2001:119); Génibrel (1898:401) dịch là infirmerie.
Kẻ liệt với nghĩa là kẻ đau ốm, bệnh hoạn chỉ được ghi nhận trong các từ điển xưa (Huình Tịnh Paulus Của, 1896a:567;  Génibrel, 1898:401), hiện nay chỉ được sử dụng trong nội bộ Công giáo: dầu kẻ liệt là dầu thánh được ban cho người bệnh nặng với mong ước Chúa ra ơn trợ giúp người bệnh (tiếng Pháp là huile des malades, tiếng La Tinh là oleum infirmorum). Một số người tìm cách thay dầu kẻ liệt bằng dầu bệnh nhân để tránh sự lệch pha giữa ngôn ngữ của đạo và ngôn ngữ đời thường nhưng xem ra cố gắng này chưa có kết quả mấy. Bởi vậy dịch dầu kẻ liệt hay dầu bệnh nhân sang tiếng Pháp thì dễ nhưng dịch huile des malades sang tiếng Việt là cả một vấn đề nhức đầu.

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Dương mai hay giang mai?

Sách báo hiện nay đều dùng từ giang mai để gọi chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục do thủ phạm là con vi trùng trê-pô-nem (Treponema pallidum).
Các từ điển cũ không có giang mai., chỉ có dương mai và định nghĩa là bệnh tim la (Huình Tịnh Của, 1868a:253);  Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:162; Lê Văn Đức, 1970a:392; Đào Duy Anh, 2005:212).

Hai là khuếch-trương nghề mãi-dâm, các nơi thành-trấn chỗ nào đông người đều cho mở nhà điếm người Nhật, người Triều-tiên, không có hạn-chế gì cả, đều được miễn thuế doanh-nghiệp để tỏ ý khuyến-khích, làm cho lan mãi nọc độc dương-mai ra. (Nam Phong Tạp Chí số 207, 1934:212)

Tiếng Trung Quốc là 梅毒 (âm Hán Việt: mai độc) nhưng dân gian hay gọi là 楊梅瘡. (âm Hán Việt: dương mai sang). Sang nghĩa là bệnh nhọt. Cây dương mai là một giống cây nhỡ, quả có hình dáng và màu sắc giống quả dâu; tiếng Pháp gọi là arbousier hay arbre à fraises. Tên bệnh như thế là do người bệnh phát nhọt màu đỏ trông như quả dương mai (梅毒所發之瘡,, 色紅, 似楊梅 mai độc sở phát chi sang, sắc hồng, tự dương mai).
Do trong tiếng Việt sự chuyển đổi ương-ang khá phổ biến (đương / đang, lên đường / lên đàng, an khương / an khang, cương thường / cang thường...), dương mai cũng có thể được nói là dang mai (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:162). Nói thì như thế nhưng viết lại là giang mai. Đến đây thì tên gọi mất đi sự liên hệ với ý nghĩa ban đầu.
Các từ điển hiện nay đều xem dương mai là từ cũ, giang mai mới là từ chính thức được lưu hành. Dương mai được quy về giang mai và chỉ giang mai mới có định nghĩa (Nguyễn Như Ý, 1999:564), Nguyễn Kim Thản, 2005:490; Hoàng Phê, 2006:272).

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Dông tố hay giông tố?

Các từ điển xưa chỉ có dông với nghĩa là gió lớn trong lúc chuyển mưa (Huình Tịnh Của, 1896a: 243; Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:156; Lê Văn Đức, 1970a:377). Một số từ điển hiện nay cũng coi dông là dạng duy nhất đúng chính tả (Nguyễn Như Ý, 1999:548). Tuy nhiên cũng có một số từ điển hiện nay chấp nhận cả dônggiông, xem như hai biến thể của cùng một từ (Nguyễn Kim Thản, 2005: 474 và 689; Hoàng Phê, 2006: 263 và 403). Trên thực tế tần số của giông tố đè bẹp khả năng xuất hiện của dông tố. Cỗ máy tìm kiểm Google cũng khuyến cáo người dùng nên tìm kiếm giông tố thay vì dông tố.

Có vẻ như dạng sai chính tả bắt đầu ngoi lên kể từ khi Vũ Trọng Phụng cho xuất bản quyển tiểu thuyết  lấy nhan đề là Giông tố vào năm 1937. Tác phẩm như Giông tố và nhà văn tầm cỡ Vũ Trọng Phụng nhất định phải có vai trò quan trọng trong việc phổ biến cách viết sai. Tuy nhiên cái lỗi chính tả đó cũng phải phù hợp với cảm thức của người Việt nên nó mới dễ dàng được chấp nhận như ta thấy hiện nay.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Mắt hay mắc?

Các từ điển trước đây chỉ có mắt (Paulus Huình Tịnh Của, 1896b:22; Génibrel, 1898:443 Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:307, Thanh Nghị, 1967:885; Lê Văn Đức, 1970b:895), không có mắc với nghĩa là đắt. Viết mắc là sai chính tả. Phải viết mắt mỏ (tương ứng với đắt đỏ), buôn may bán mắt (ứng với buôn may bán đắt), mắt tiền (ứng với đắt tiền)...
Sau năm 1975 từ ngữ miền Nam với dạng sai chính tả là mắc lan tràn ra khắp cả nước. Các từ điển hiện nay chấp nhận cả mắcmắt và chú thích rằng cả hai chỉ là biến thể phương ngữ (Nguyễn Kim Thản, 2005:1028 và 1031; Hoàng Phê, 2006:617 và 619). Trên thực tế không còn ai viết mắt mỏ, mắt tiền, mua rẻ bán mắt...

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Lẩu là cái gì?



Lẩu mắm, lẩu gà, lẩu dê, lẩu lươn, lẩu thập cẩm, lẩu hải sản... là những món ăn quen thuộc đối với người Việt hiện nay. Lẩu được cho là âm Quảng Đông (Lê Ngọc Trụ, 1991:606) hoặc âm Triều Châu (An Chi, Người Đô Thị số 74, 2010) của . Âm Hán Việt của từ này là . Nghĩa của nó là cái lò. Trước đây muốn ăn lẩu người ta bày ra giữa bàn một cái lò than, trên có một cái nồi (gọi là lồng lẩu) đựng thức ăn đã nấu sẵn hoặc nước sôi để nhúng nguyên vật liệu cho chín. Hiện nay lẩu cồn, lẩu điện, lẩu ga và lầu từ đã thay thế lẩu than truyền thống. Hình dạng của các kiểu lẩu mới khiến ta khó hình dung mối liên hệ giữa món ăn với dụng cụ để nấu ra nó.

Món lẩu còn có tên là món cù lao (Thanh Nghị, 1967:257; Lê Văn Đức, 1970a:793). Quả thật hình dáng của cái lẩu truyền thống với cái ống ở giữa nồi nước rất giống một cái cù lao, tức là một hòn đất to nổi giữa sông, giữa biển (Lê Văn Đức, 1970a:229).
Ăn thịt sống nhúng nước sôi trên lò lửa thì đó là sán lẩu nếu gọi theo âm Quảng Đông, tức là sanh lô/sinh lô theo âm Hán Việt. Do đó kiểu ăn này còn được gọi là lẩu sống.
Trên các thực đơn hiện nay từ lẩu với nghĩa là món ăn được chế biến bằng cách thả vật liệu (thịt, cá, tôm, rau, mì... tùy món) tươi sống hoặc đã chín vào nồi nước dùng đun sôi (Nguyễn Như Ý, 1999:1000; Nguyễn Kim Thản, 2005:927) được dịch ra tiếng Anh là Chinese hot pot, tiếng Pháp là fondue chinoise, tiếng Trung Quốc là火鍋  (âm Hán Việt là hỏa oa, nghĩa là nồi lửa), tiếng Quảng Đông là 打邊爐  (âm Hán Việt đả biên lô/lư, dịch sát nghĩa là đánh bên lò, phiên âm Quảng Đông qua tiếng Việt là tả pín lù / tả bín lù / tạp pí lù...).
Người ta không biết đích xác nguồn gốc của lẩu. Có giả thuyết cho rằng những người du mục Mông Cổ là những người đầu tiên chế ra món ăn này. Một bài phú của Tả Tư (đời Tây Tấn) đã ghi chép về món lẩu Trùng Khánh nên có thể cho rằng lẩu đã xuất hiện trên đất Trung Hoa muộn nhất là khoảng 1700 năm trước. Đến đời nhà Đường (thế kỷ thứ 7) món lẩu đã phổ biến ở miền bắc Trung Hoa. Đến đời nhà Thanh thì khắp nước Trung Hoa chỗ nào cũng có lẩu. Mỗi miền có một biến tấu riêng trong cách sử dụng nguyên vật liệu.

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Cầm tài là cầm cái gì?

Theo Lê Văn Đức (1970b:1337), tài là bánh lái. Vậy cầm tài là cầm lái. Gốc của từ này là 舵.. Âm Hán Việt là đà. Âm Quảng Đông là tài. Vẫn theo Lê Văn Đức (1970b:1337), ta còn tìm thấy từ tài này trong tài công (đà công 舵工), nghĩa là người lái thuyền, và tài xế (đà xa 舵車), nghĩa là lái xe.
Trước đó tài công đã được Huình Tịnh Của (1896a:328) ghi chú là đà công, nghĩa là lái phụ, kẻ coi chèo bánh. Với trường hợp tài xế thì ngoài Lê Văn Đức (1970b:1337) không thấy sách nào khác quy tài về đàNguyễn Ngọc San (2003:207) cho rằng tài xế tương đương với từ Hán Việt tải xa.

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Hạm đội Đông Dương ăn gì?



Từ điển có hạm với nghĩa là hổ lớn, hổ dữ (Vương Lộc, 2001:74). Ăn như hạm chính là ăn như hổ dữ. Nhưng ngày nay nhiều người không biết hạm là con gì, lại hiểu hạmtàu do loạt từ ngữ Hán Việt chiến hạm (tàu chiến), soái hạm (tàu chỉ huy), khu trục hạm (tàu khu trục), tuần dương hạm (tàu tuần dương)... Hạm tàu ăn gì thì không ai biết nhưng hạm đội gồm nhiều hạm tàu ắt phải ăn nhiều hơn một hạm. Do đó mà có thành ngữ ăn như hạm đội, sau phát triển thành ăn như hạm đội Đông Dương. Và không chỉ có ăn như hạm mà bây giờ còn có cả yêu như hạm với nghĩa là yêu luông tuồng, yêu lung tung, yêu bừa bãi. Hổ dữ ăn ra sao thì ai cũng biết chứ đã ai biết nó yêu thế nào mà đổ cho nó cái tội sinh hoạt bừa bãi?

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Ai bảo biểu tình luôn gắn với chống chính quyền?



Từ biểu tình không có mặt trong Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931). Vào thời ấy biểu tình còn được xem là một từ ngoại lai, gốc Trung Quốc ( ),  nghĩa là bày tỏ tình cảm:
Nhân lại vừa dịp lễ sinh-nhật 82 tuổi quan Giám-quốc Mazarick nước Tchécoslovaquie, Thượng-nghị-viên Pháp biểu-tình kính-mến. (Nam Phong Tạp Chí số 171, 1932:428)
 Hán Việt Từ Điển Giản Yếu giảng biểu tìnhdân chúng tụ họp nhau để biểu-thị ẩn-tình và ý nguyện. Bên cạnh đó còn có chua chữ Hán là và tiếng Pháp là meeting (Đào Duy Anh, 2005:73). Các từ điển tiếng Việt sau đó có thể định nghĩa biểu tình với từ ngữ, câu cú khác nhau nhưng về căn bản nội dung khái niệm đã ổn định suốt từ lúc biểu tình được du nhập vào tiếng Việt (Thanh Nghị, 1967:127; Lê Văn Đức, 1970a:114; Nguyễn Kim Thản, 2005:140). Đặc biệt không một từ điển nào đưa từ chính quyền vào định nghĩa  bởi vì chống hay ủng hộ chính quyền, chính phủ không phải là một thuộc tính của biểu tìnhKhông rõ căn cứ vào đâu mà có người như đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước lại thấy Phi khng đnh ngay t khi thy và cho ti tn ngày nay biu tình là đ chng li chính ph, chng li ch trương của chính ph nước mình.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Cơm sồn sồn là cơm gì?

Tuổi sồn sồn là tuổi nửa già nửa trẻ; cơm sồn sồn là cơm nửa sống nửa chín (Génibrel, 1898:702; Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:494; Lê Văn Đức, 1970b:1305). Vương Lộc (2001:146) coi sồn sồn với nghĩa nửa sống nửa chín là từ cổ. Nguyễn Kim Thản (2005:1410) coi là từ cũ.
Trên Internet chỉ thấy có bài vè sau đây lưu giữ dấu vết của cụm từ cơm sồn sồn:
Đu ln chôm bôm, là con tôm tít
B
t người ăn tht, là con tôm hùm
bi lùm là con tôm c
B
t b vào gi là con tôm lương
Gánh đ
t lp đường là con tôm đt
Vô chùa l
y Pht là con tôm tu
Sóng đánh ch
ng khu là con tôm cn
N
u cơm sn sn là con tôm go
L
y nước thơm tho là con tôm trm
B
t chén bt mâm là con tôm bc
Ph
i quy mình gt là con tôm càng
rèn đ
c rèn chàng là con tôm st
Hay c
n hay ngt là con tôm chng
Nghe b
u ly chng là con tôm lóng
L
y chng cho chóng là con tôm lang
Da th
t nó vàng là con tôm ngh
Vi
c làm bê tr là con tôm te.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Áo tô là áo gì?

Áo tốt nghiệp, áo cử nhân, áo thạc sĩ, áo tiến sĩ... các kiểu lụng thụng với một dải vải vắt qua vai, buông lòng thòng trước ngực chính là áo tô. Áo tô nguyên là y phục của công dân La Mã, được cải biên thành áo choàng của giáo sư, quan tòa, luật sư. Học sinh, sinh viên trong ngày tốt nghiệp cũng được phép mặc áo tô.
Tiếng Việt có từ tô ga gần âm với toga trong tiếng La Tinh, tiếng Anh và nhiều thứ tiếng châu Ấu khác (tiếng Nga là тога phát âm cũng giống như thế). Khó có thể xác định tô ga được mượn từ tiếng nào trước.
Ngoài ra tiếng Việt cũng có tô-giơtô-jơ chắc chắn là từ toge của Pháp (Lê Ngọc Trụ, 1993:780). Trong từ điển này cũng có từ , được xem là rút gọn của tô-giơtô-jơ.
Tuy nhiên do áo tô đã biến mất khỏi đời sống ở Việt Nam một thời gian khá dài cùng lúc với sự suy tàn của tiếng Pháp, từ hiện nay rất có thể được xem là kết quả rút gọn của tô ga.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Tại sao những người tự đề cao mình một cách lố bịch lại bị gọi là cái rốn của vũ trụ?



Cái rốn vốn chỉ là cái ống dẫn máu từ nhau vào bào thai. Cái ống đó được cắt bỏ khi đứa nhỏ sinh ra được cắt. Cái sẹo hình tròn còn lại ở giữa bụng cũng gọi là rốn. (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:472; Lê Văn Đức, 1973b:1247; Hoàng Phê, 2006:833). Do ảnh hưởng của tiếng Pháp, rốn có thêm nghĩa bóng là trung tâm: cái rốn của vũ trụ là kết quả dịch sao phỏng cụm từ tiếng Pháp le nombril de l’Univers. Cũng bằng cách dịch sao phỏng, le nombril du monde sang tiếng Việt thành cái rốn của thế giớiĐiều thú vị là người Việt hay nói tưởng mình là cái rốn của vụ trụ hơn tưởng mình là cái rốn của thế giới. Trong khi đó người Pháp lại hay nói se prendre pour le nombril du monde. hơn se prendre pour le nombril de l’Univers. Bởi vậy dịch cụm từ cái rốn của vũ trụ ra tiếng Pháp là một vấn đề nan giải. Cách dịch nào cũng có cái hay và cái dở của nó.

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Tại sao dây dọi còn được gọi là lập lòn?

Dây dọi / lập lòn gồm một quả đồng thau dằn chì cho nặng treo vào đầu một sợi dây. Thợ xây thả dây dọi/lập  lòn để kiểm tra xem tường có thẳng đứng hay không. Dây dọi tiếng Pháp là fil à plomb, dịch sát từng từ là sợi dây có cục chì. Người Việt bỏ âm tiết đầu, chỉ giữ đoạn sau thành ra lập lòn.

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Trăm hay chưa được thì nghìn hay được không?



Trăm trong Trăm hay không bằng tay quen không phải là từ chỉ số lượng. Hội Khai Trí Tiến Đức (1931:594) giảng là nói líu lo dấp dính. Ví dụ: nói trăm như tiếng mọi. Từ trăm với nghĩa này cũng được ghi nhận trong Génibrel (1989:873), Hue (1937:1052). Trăm hay trong câu tục ngữ trên đây có nghĩa là nói hay. Ý nghĩa của cả câu đó là nói hay không bằng quen làm.

Tăng đơ là cái gì?

Bộ phận dùng để căng dây xích/sên nay gọi là bộ tăng sên, xưa gọi là tăng đơ, do ảnh hưởng của tiếng Pháp (tendeur de chaîne).

Thiết bị điều chỉnh sức căng dùng để chằng buộc hàng hóa, các công trình như cột điện, trạm phát sóng.. cũng được gọi là tăng đơ: tăng đơ chữ U (tiếng Pháp là tendeur en U),  tăng đơ dạng khung (tiếng Pháp là tendeur à lanterne), tăng đơ cáp (tendeur de câble)...

Một số người, thường là người Nam, không nói tăng đơ mà phát âm là tăng đưa, tức là dùng một nguyên âm đôi trong tiếng Việt để thể hiện trường độ của nguyên âm /œ/ trong âm tiết thứ hai của từ tiếng Pháp (–deur). 

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Quay tít thò lò là làm sao?

Quay tít thò lò là quay như bông vụ/con quay. Thò lò là âm Quảng Đông của (陀 螺  tuóluó). Âm Hán Việt của từ này là đà loa.

Thò lò còn có nghĩa là một lối đánh bạc thời trước, bằng con quay có sáu mặt số (Nguyễn Kim Thản: 2005:1533; Hoàng Phê, 2006:945). Con quay này là cái dụng cụ đổ bác hình lăng trụ sáu mặt, có ghi chấm tròn ở mỗi mặt từ 1 đến 6 xoay nhanh quanh trục đứng cắm xuyên qua tâm (Lê Văn Đức, 1970a:1575; Lê Ngọc Trụ, 1993:774). Người tráo trở được gọi là thò lò sáu mặt là vì vậy (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:570).

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

Tại sao chỉ có tăng sên mà không có giảm sên?

Tăng trong tăng sên là một từ gốc Pháp (tendre, có nghĩa là căng) . Bản thân sên cũng là một từ gốc Pháp (chaîne, nghĩa là sợi xích của xe đạp). Tăng sên là căng sợi xích. Một số người hiểu tăng sêntăng cái gì đó, sức căng chẳng hạn, cho sợi xích nên ngược với tăng sên phải là giảm sên. Nhưng số người này không nhiều. Vì vậy người ta vẫn nói tăng sên mà không mấy ai nói giảm sên.

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

Cá héc-mô-ni là cá gì?


Những con cá thần tiên, những con cá kiếm, cá chọi, cá mã giáp, cá héc-mô-ni màu sắc rất lạ, ăn giun tơ thuỷ trần buổi sáng đang hứng khởi phùng mang trợn mắt, vè, xùy, chọi nhau, gây xao động, sóng gió ngay trong cái khối nước con con. (Ma Văn Kháng, 2003III:72)
Cá héc-mô-ni của Ma Văn Kháng chính là cá hắc mô-ly do hiện tượng lẫn lộn /l/ và /n/ ở miền Bắc đã trở nên quá phổ biến. Tên tiếng Anh của cá này là black molly, tiếng Pháp là molly noir, rất được giới chơi cá cảnh ưa chuộng. Cá hắc mô-ly còn có các tên tiếng Việt khác là cá hắc mô-ni, cá trân châu, cá bình tích, cá mố lũy, cá mã lệ, cá hắc bố lũy... 

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Tại sao người ta gọi cái túi vải hình chữ nhật có quai đeo vai là túi dết?

Cái túi này được người Pháp đem vào Việt Nam. Tiếng Pháp là musette [myzεt]. Người Việt chỉ giữ lại âm tiết cuối.
Ra ngoài làm việc rừng, lúc nào túi dết Lịnh cũng có sách vở, nhưng chặt xong phần cây hoặc cuốc xong phần đất của mình rồi anh mới chui vào bụi khuất mà đọc mà viết (Nguyễn Tuân, 2006c:229)

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Tại sao mùa Vọng còn được gọi là mùa Át?


Vọng nghĩa là mong đợi: hòn Vọng Phu là hòn đá hình người đàn bà đợi chồng. Mùa Vọng là mùa dân Chúa mong đợi Chúa đến (thời gian bốn tuần trước lễ Giáng Sinh). Mùa Vọng trong tiếng La Tinh là adventus, tiếng Bồ Đào Nha là advento. Từ advento của tiếng Bồ Đào Nha được phiên sang âm Việt thành át biên tô/át ven tồ. Át rất có thể là dạng rút gọn của át biên tô / át ven tồ.

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Tại sao chốt bi không có viên bi nào?

Chốt bi là chốt lựu đạn. Từ bi ở đây do gốc Pháp là goupille, do đó không có liên quan gì đến bi (gốc Pháp là bille).