29.4.2011-23:45
Phan Thanh Giản (1796-1867)
LÊ NGUYỄN
NVTPHCM- “Bi kịch của Phan Thanh Giản tạm kết thúc với quyết định của vua Tự Đức: “… Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp đều bị truy đoạt chức quan, lại đục tên trong bia Tấn sĩ, ghi tội “trảm giam hậu” đời đời…”. Cho dù đến năm 1886, hai ông được vua Đồng Khánh cho khai phục nguyên hàm, nhưng quyết định của một ông vua quá lệ thuộc vào thực dân Pháp không có mấy tác dụng và đến nay, hầu như bi kịch Phan Thanh Giản vẫn còn mang tính thời sự”.
Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam kỳ lọt vào tay quân Pháp, về mặt chiến lược, ba tỉnh miền Tây gồm Vĩnh Long, Châu Đốc (một số tài liệu ghi là An Giang, trong đó có bộ Quốc triều chánh biên), Hà Tiên đương nhiên rơi vào thế cô lập hoàn toàn. Trên bộ, muốn đi đến Vĩnh Long, phải qua Gia Định và Định Tường là hai tỉnh đã thuộc chủ quyền của Pháp. Trên biển, tàu Pháp canh phòng nghiêm ngặt khiến cho việc liên lạc bằng tàu thuyền từ Huế vào miền Tây Nam kỳ cũng trở thành điều bất khả. Trong điều kiện đó, sự “dòm ngó” của thực dân Pháp đối với ba tỉnh miền Tây là điều khó tránh. Tuy nhiên, điều ấy đã không xảy ra ngay sau hòa ước Nhâm Tuất 1862, mà phải chờ đến mấy năm sau mới lộ diện. Một trong những lý do chủ yếu của tình trạng này là chính quốc đang gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính, việc tiếp tục động binh sẽ đặt ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Việc một bộ phận không nhỏ trong chính quyền trung ương ở Paris đồng tình với thỏa hiệp do Aubaret ký tạm với đại diện triều đình Huế vào năm 1864 (cho phía Việt Nam bỏ thêm tiền chuộc lại ba tỉnh miền Đông) cho thấy sự cần tiền để lấp đầy những khoảng trống tài chính của phía Pháp. Tuy nhiên, trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự và chính trị của thực dân Pháp, có một người vẫn luôn ám ảnh với việc thuộc địa hóa toàn bộ Nam kỳ. Đó là Phó Đề đốc De La Grandière, nhậm chức Thống Đốc từ ngày 1.5.1863. Viên chức này tìm cách vạch ra một kế hoạch chiếm ba tỉnh miền Tây mà không tốn kém tiền bạc hoặc tổn thất nhân mạng để xoa dịu các cấp lãnh đạo của y tại Paris. Tháng 10.1866, y gửi đến triều đình Huế lời yêu cầu giao nốt cho Pháp 3 tỉnh miền Tây, đổi lấy việc hạ giảm khoản quân phí phải bồi hoàn theo tinh thần hòa ước 1862. Sự việc này được chính sử ghi chép như sau:” Quan Khâm sứ Thượng thơ Đại Pháp ở Gia Định là Vi-an (Paulin Vial, Giám đốc Nội vụ-LN)cùng cố đạo Dương đến kinh, lại xin đất 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Đình thần nói rằng:’Hình thế 3 tỉnh ở xa cách, khó giữ lắm, chỉ vì việc quan hệ về thổ địa nhơn dân, không nên dễ dàng; xin khiến quan Thương bạc viết thơ nói tình lý cho rõ’. Ngài (tức vua Tự Đức-LN)liền khiến Phan Huy Vịnh, Phạm Phú Thứ qua sứ quán, tùy cơ đối đáp cho khéo. Khi qua đến nơi, Phan Huy Vịnh và Phạm Phú Thứ thương nói với Khâm sứ Pháp Vi-an hoài; Vi-an trả lời rằng: ’nếu bây giờ không chịu giao cho xong, e những người ứng mộ (chỉ các lực lượng kháng chiến-LN)ngày càng thêm lung, rồi gây ra việc binh cách’. Vi-an đã về Gia Định, Ngài dạy hoàng thân, đình thần hội nghị, lại hỏi các tỉnh nghị thế nào phúc về và tư cho Phan Thanh Giản, Trương Văn Uyển cùng quan tỉnh An Giang và Hà Tiên châm chước trù nghĩ cho kỹ lưỡng rồi phúc tấu lên…” (Quốc triều chánh biên toát yếu – Nhóm nghiên cứu Sử Địa Sài Gòn, 1972 - trang 345).
Vào thời điểm ấy, Phan Thanh Giản đã được bổ nhiệm làm Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây Nam kỳ (từ tháng 1.1866). Sau chuyến ra Huế của Paulin Vial, tháng 11.1866 Phan Thanh Giản vào Nam, đến gặp Thống Đốc De La Grandière ngày 13.11 và tới ngày 16.11, trên đường từ Sài Gòn đi Vĩnh Long, ông ghé lại Mỹ Tho (Định Tường), hội kiến với Trung tá Hải quân Ansart, chỉ huy tối cao (commandant supérieur) tỉnh Định Tường. Bản tường trình của Ansart đề ngày 18.11.1866 gửi cho De La Grandière hé lộ nhiều chi tiết thú vị trong cuộc hội kiến tay đôi giữa hai người. Mở đầu bản tường trình, Ansart viết:
Vào thời điểm ấy, Phan Thanh Giản đã được bổ nhiệm làm Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây Nam kỳ (từ tháng 1.1866). Sau chuyến ra Huế của Paulin Vial, tháng 11.1866 Phan Thanh Giản vào Nam, đến gặp Thống Đốc De La Grandière ngày 13.11 và tới ngày 16.11, trên đường từ Sài Gòn đi Vĩnh Long, ông ghé lại Mỹ Tho (Định Tường), hội kiến với Trung tá Hải quân Ansart, chỉ huy tối cao (commandant supérieur) tỉnh Định Tường. Bản tường trình của Ansart đề ngày 18.11.1866 gửi cho De La Grandière hé lộ nhiều chi tiết thú vị trong cuộc hội kiến tay đôi giữa hai người. Mở đầu bản tường trình, Ansart viết:
”Tôi hân hạnh báo cáo với Ngài về cuộc đàm thoại với Phan Thanh Giản vào ngày 16 vừa qua, khi ông ấy dừng lại Mỹ Tho, trên đường từ Sài Gòn xuống Vĩnh Long.
Lúc bốn giờ chiều, tôi hướng dẫn Phan Thanh Giản vào ngôi nhà cảnh trong vườn, và ở đó, sau khi cho đoàn tùy tùng đi nghỉ, ông bắt đầu cuộc nói chuyện với sự trung gian của cha Marc, và đặt cho tôi câu hỏi sau:’Chừng nào các ông lấy ba tỉnh (miền Tây)? Tôi trả lời ông ấy rằng tôi hoàn toàn không biết gì hết, nhưng trước khi đi xa hơn, tôi phải nhắc với ông ấy rằng tôi không có tư cách chính thức nào để giải quyết những vấn đề tương tự, và rằng, nếu tôi đồng ý hướng cuộc đối thoại vào lãnh vực này, thì ông ấy phải nhìn thấy trong những lời nói của tôi sự diễn đạt những ý kiến cá nhân, không dính dáng gì đến chính phủ Pháp.
Ong ấy trả lời tôi rằng ông muốn nói chuyện với tôi trong tình thân hữu, và trong lúc tiếp tục câu chuyện, ông hỏi tôi tại sao chúng ta muốn chiếm ba tỉnh (miền Tây)…Tôi trả lời ông ấy rằng nếu chính quyền Pháp muốn làm chủ ba tỉnh (miền Tây) thì điều đó không phải chỉ để mở rộng lãnh thổ, mà do một nhu cầu chính trị ông ấy còn hiểu rõ hơn tôi…..” (Georges Taboulet- La geste franVaise en Indochine, Paris 1955 - trang 509-510)
Cuộc nói chuyện có lúc khá căng thẳng; Phan Thanh Giản trách cứ Pháp lạm dụng sức mạnh trong khi phía Việt Nam vẫn tuân thủ hòa ước Nhâm Tuất 1862; còn Ansart thì viện dẫn những cuộc “nổi loạn” của Trương Định, của Thiên Hộ Dương… chống lại nhà cầm quyền Pháp trên những vùng đất họ đã chiếm đóng. Và Ansart đã kết thúc bản báo cáo bằng đoạn văn sau:
”Phan Thanh Giản làm cho tôi cảm thấy vinh dự khi nói rằng, nếu ngày nào đó, có một sĩ quan Pháp đến ở Huế, thì ông muốn người ấy sẽ là tôi. Tôi cảm ơn lời khen của ông và trả lời:”Aubaret”. Ong ấy cười to, và khi bữa ăn tối dọn ra, chúng tôi không nói đến chuyện đó nữa, vị quan già vui vẻ nhấn chìm nỗi âu lo trong rượu vang, và quay về tàu của mình, chuếnh choáng trong vòng tay cha Marc….” (G.Taboulet- sđd - trang 511-512).
Lúc bốn giờ chiều, tôi hướng dẫn Phan Thanh Giản vào ngôi nhà cảnh trong vườn, và ở đó, sau khi cho đoàn tùy tùng đi nghỉ, ông bắt đầu cuộc nói chuyện với sự trung gian của cha Marc, và đặt cho tôi câu hỏi sau:’Chừng nào các ông lấy ba tỉnh (miền Tây)? Tôi trả lời ông ấy rằng tôi hoàn toàn không biết gì hết, nhưng trước khi đi xa hơn, tôi phải nhắc với ông ấy rằng tôi không có tư cách chính thức nào để giải quyết những vấn đề tương tự, và rằng, nếu tôi đồng ý hướng cuộc đối thoại vào lãnh vực này, thì ông ấy phải nhìn thấy trong những lời nói của tôi sự diễn đạt những ý kiến cá nhân, không dính dáng gì đến chính phủ Pháp.
Ong ấy trả lời tôi rằng ông muốn nói chuyện với tôi trong tình thân hữu, và trong lúc tiếp tục câu chuyện, ông hỏi tôi tại sao chúng ta muốn chiếm ba tỉnh (miền Tây)…Tôi trả lời ông ấy rằng nếu chính quyền Pháp muốn làm chủ ba tỉnh (miền Tây) thì điều đó không phải chỉ để mở rộng lãnh thổ, mà do một nhu cầu chính trị ông ấy còn hiểu rõ hơn tôi…..” (Georges Taboulet- La geste franVaise en Indochine, Paris 1955 - trang 509-510)
Cuộc nói chuyện có lúc khá căng thẳng; Phan Thanh Giản trách cứ Pháp lạm dụng sức mạnh trong khi phía Việt Nam vẫn tuân thủ hòa ước Nhâm Tuất 1862; còn Ansart thì viện dẫn những cuộc “nổi loạn” của Trương Định, của Thiên Hộ Dương… chống lại nhà cầm quyền Pháp trên những vùng đất họ đã chiếm đóng. Và Ansart đã kết thúc bản báo cáo bằng đoạn văn sau:
”Phan Thanh Giản làm cho tôi cảm thấy vinh dự khi nói rằng, nếu ngày nào đó, có một sĩ quan Pháp đến ở Huế, thì ông muốn người ấy sẽ là tôi. Tôi cảm ơn lời khen của ông và trả lời:”Aubaret”. Ong ấy cười to, và khi bữa ăn tối dọn ra, chúng tôi không nói đến chuyện đó nữa, vị quan già vui vẻ nhấn chìm nỗi âu lo trong rượu vang, và quay về tàu của mình, chuếnh choáng trong vòng tay cha Marc….” (G.Taboulet- sđd - trang 511-512).
Sau một thời gian chờ đợi kéo dài, không nhận được sự đáp ứng của triều đình Huế mà đại diện là Kinh lược sứ Phan Thanh Giản, De La Grandière quyết định ra tay trước. Ngày 15.6.1867, y ký nhật lệnh viện dẫn nhu cầu tái lập sự yên bình và sự an toàn cho thuộc địa trong lúc nhiều đơn vị nghĩa quân vẫn tiếp tục chống phá, và tuyên bố sẽ chiếm đóng ba tỉnh miền Tây; tài sản, dân cư, tôn giáo, phong tục, luật lệ… được duy trì dưới sự giám sát của chính quyền Pháp…
7:30 sáng ngày 20.6.1867, 1.800 thủy quân lục chiến Pháp được 16 thuyền chiến chở đến trước cửa thành Vĩnh Long, mai phục ở đấy. Các diễn biến tiếp theo dẫn đến kết cục là Pháp chiếm trọn những vùng đất còn lại của Nam kỳ nằm trong ba tỉnh Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên. Thời gian cần thiết để hoàn tất một công việc lớn lao như thế chỉ trong 4 ngày, kết thúc vào ngày 24.6.1867.
Điều đáng nói là 5 ngày trước khi đánh chiếm Vĩnh Long, De La Grandière đã coi việc y sẽ làm là hành vi lấy đồ trong túi. Y ban hành quyết định số 90 ngày 15.6.1867 qui định việc cai trị ba tỉnh Vĩnh Long, Châu Đốc và Hà Tiên, cắt cử các viên chức Pháp đứng đầu các phủ, huyện tại những địa phương đó cùng cấp số thư ký, thông ngôn, lính tập ở mỗi nơi. Vào thời điểm này, Vĩnh Long có các phủ Định Viễn (2 huyện), Hoan Duo (Hoàn Đức ?) (2 huyện) và Lạc Hòa (2 huyện); Châu Đốc có các phủ Thụy Biên (2 huyện), Tân Thành (1 huyện) và Bãi Xàu (3 huyện); tỉnh Hà Tiên có hai huyện Kiên Giang và Long Xuyên, không có phủ (Bulletin officiel de la Cochinchine franVaise-số 6-1867- trang 441-442). Người đứng đầu phủ Hoàn Đức là De Champeaux, về sau là Đại biện lâm thời của Pháp tại Huế (1883-1884).
Một ngày sau khi thắng lợi hoàn toàn, ngày 25.6.1867, De La Grandière phổ biến một bản tuyên cáo giải thích những lý do vì sao Pháp quyết định chiếm ba tỉnh miền Tây và rêu rao là sự thôn tính trên đã diễn ra một cách hòa bình, “không tốn một giọt máu nào…” (G. Taboulet-Sđd-trang 515). Trong thâm tâm, y cho rằng mình đã làm một việc hết sức thích đáng, vừa có thêm đất, vừa không tốn xương máu hay tiền của, một điều mà các cấp lãnh đạo ở chính quốc luôn e sợ. Tuy nhiên, không may cho y, có một người đã không đồng tình với việc làm táo bạo của y, mà đó lại là cấp chỉ huy trực tiếp của y: Bộ trưởng Bộ Hải quân và Thuộc địa Rigault de Genouilly! Chẳng những không được ngợi khen, De La Grandière còn bị Genouilly thống trách nặng nề về “sáng kiến” xâm chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kỳ. Từ Paris, Genouilly gửi cho y lá thư đề ngày 18.7.1867 với những lời lẽ như sau:
“... Sự chiếm đóng hoàn toàn những vùng đất mà ông đã thông báo cho tôi, trong mắt tôi, là một hành vi mà tôi không thể chấp thuận. Tình hình chính trị ở châu Âu buộc tôi có bổn phận phải cố tránh những vấn đề phức tạp… Tôi nóng lòng chờ đợi báo cáo của ông. Vào lúc này, một lần nữa, tôi chỉ có thể yêu cầu ông thận trọng và giữ ý, trong khi chờ đợi những chỉ thị mà tôi sẽ chuyển đến ông sau khi nắm bắt các sự việc một cách toàn diện.”(G. Taboulet-Sđd-trang 516).
7:30 sáng ngày 20.6.1867, 1.800 thủy quân lục chiến Pháp được 16 thuyền chiến chở đến trước cửa thành Vĩnh Long, mai phục ở đấy. Các diễn biến tiếp theo dẫn đến kết cục là Pháp chiếm trọn những vùng đất còn lại của Nam kỳ nằm trong ba tỉnh Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên. Thời gian cần thiết để hoàn tất một công việc lớn lao như thế chỉ trong 4 ngày, kết thúc vào ngày 24.6.1867.
Điều đáng nói là 5 ngày trước khi đánh chiếm Vĩnh Long, De La Grandière đã coi việc y sẽ làm là hành vi lấy đồ trong túi. Y ban hành quyết định số 90 ngày 15.6.1867 qui định việc cai trị ba tỉnh Vĩnh Long, Châu Đốc và Hà Tiên, cắt cử các viên chức Pháp đứng đầu các phủ, huyện tại những địa phương đó cùng cấp số thư ký, thông ngôn, lính tập ở mỗi nơi. Vào thời điểm này, Vĩnh Long có các phủ Định Viễn (2 huyện), Hoan Duo (Hoàn Đức ?) (2 huyện) và Lạc Hòa (2 huyện); Châu Đốc có các phủ Thụy Biên (2 huyện), Tân Thành (1 huyện) và Bãi Xàu (3 huyện); tỉnh Hà Tiên có hai huyện Kiên Giang và Long Xuyên, không có phủ (Bulletin officiel de la Cochinchine franVaise-số 6-1867- trang 441-442). Người đứng đầu phủ Hoàn Đức là De Champeaux, về sau là Đại biện lâm thời của Pháp tại Huế (1883-1884).
Một ngày sau khi thắng lợi hoàn toàn, ngày 25.6.1867, De La Grandière phổ biến một bản tuyên cáo giải thích những lý do vì sao Pháp quyết định chiếm ba tỉnh miền Tây và rêu rao là sự thôn tính trên đã diễn ra một cách hòa bình, “không tốn một giọt máu nào…” (G. Taboulet-Sđd-trang 515). Trong thâm tâm, y cho rằng mình đã làm một việc hết sức thích đáng, vừa có thêm đất, vừa không tốn xương máu hay tiền của, một điều mà các cấp lãnh đạo ở chính quốc luôn e sợ. Tuy nhiên, không may cho y, có một người đã không đồng tình với việc làm táo bạo của y, mà đó lại là cấp chỉ huy trực tiếp của y: Bộ trưởng Bộ Hải quân và Thuộc địa Rigault de Genouilly! Chẳng những không được ngợi khen, De La Grandière còn bị Genouilly thống trách nặng nề về “sáng kiến” xâm chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kỳ. Từ Paris, Genouilly gửi cho y lá thư đề ngày 18.7.1867 với những lời lẽ như sau:
“... Sự chiếm đóng hoàn toàn những vùng đất mà ông đã thông báo cho tôi, trong mắt tôi, là một hành vi mà tôi không thể chấp thuận. Tình hình chính trị ở châu Âu buộc tôi có bổn phận phải cố tránh những vấn đề phức tạp… Tôi nóng lòng chờ đợi báo cáo của ông. Vào lúc này, một lần nữa, tôi chỉ có thể yêu cầu ông thận trọng và giữ ý, trong khi chờ đợi những chỉ thị mà tôi sẽ chuyển đến ông sau khi nắm bắt các sự việc một cách toàn diện.”(G. Taboulet-Sđd-trang 516).
Về phía Việt Nam, người ta tự hỏi: sau khi để mất ba tỉnh còn lại của Nam kỳ một cách thật dễ dàng, vua Tự Đức, triều đình Huế cùng các quan chức hữu trách đã phản ứng ra sao?
***
Việc Pháp chiếm lấy Vĩnh Long và hai tỉnh miền Tây Nam kỳ khác hầu như không gây ra một cảm giác bất ngờ nào ở triều đình Huế, vì lẽ dễ hiểu là trước đó, khi Thống Đốc De La Grandière chính thức yêu cầu phía Việt Nam giao ba tỉnh này cho Pháp, mọi người đều biết rằng việc Pháp thực hiện dã tâm bành trướng thuộc địa chỉ còn là vấn đề thời gian. Có ngạc nhiên chăng là sự thúc thủ quá nhanh chóng của những tỉnh thành đang do quan quân Việt Nam trấn giữ. Cái chết (bằng độc dược) của Kinh lược sứ Phan Thanh Giản vào ngày 4.8.1867 không xoa dịu được nỗi phẫn hận của vua quan triều Nguyễn, việc đục bỏ tên ông khỏi bia tiến sĩ là một trong những phản ứng tiêu biểu của thái độ này.Tiếp tục theo đuổi lập trường “ngăn lửa không cho cháy lan chỗ khác”, tháng 11 AL năm đó, vua Tự Đức cử Hiệp tá Đại học sĩ Trần Tiễn Thành và Bang tá Nguyễn Văn Tường vào Gia Định. Sau nhiều ngày thương lượng, một dự thảo hiệp ước mới lại ra đời vào những ngày đầu tháng 2.1868, thay thế hoà ước 1862, công nhận chủ quyền của Pháp trên toàn lãnh thổ Nam kỳ (kể cả các đảo Côn Lôn, Phú Quốc và nhiều đảo khác), đổi lại là sự xác định “hoà bình vĩnh viễn giữa hai quốc gia Việt Nam và Pháp…” (khoản 2) và giảm khoản chiến phí phải trả cho Y Pha Nho (khoản 8) (Nguyễn Thế Anh-Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ-NXB Lửa Thiêng-Sài Gòn-1970-trang 60-61). Để hợp thức hóa bản dự thảo hòa ước này, triều đình Huế sẽ cử sứ bộ sang Pháp để tiếp tục bàn thảo các chi tiết thực hiện. Việc chưa tới đâu thì vào ngày 4.4.1868, De La Grandière được triệu hồi về Pháp, nhường quyền cai trị thuộc địa Nam kỳ cho Phó Đề đốc G. Ohier, một người chủ trương vẫn tiếp tục thi hành hòa ước 1862. Đó là một trong những lý do khiến bản dự thảo hòa ước 1868 không được hợp thức hóa và rất ít tài liệu nghiên cứu về thời kỳ này đề cập đến, cơ hồ như nó chưa hề có bao giờ.
Có thể nói là hai biến cố lớn xảy ra tại Nam kỳ vào thập niên 1860 (mất ba tỉnh miền Đông rồi miền Tây) đã có những ảnh hưởng quyết định lên cuộc đời vị lão thần Phan Thanh Giản. Ông đã mượn chén độc dược kết liễu cuộc sống như cách tự xử của kẻ sĩ trước một trọng trách mà mình đã không hoàn thành nỗi. Tuy nhiên, đàng sau cái chết của Phan Thanh Giản, có không ít điều đáng để cho kẻ hậu sinh phải tự vấn khi nghĩ về những năm tháng đầu tiên của một thời kỳ mất nước kéo dài. Một số tác giả đã nghiêm khắc lên án thái độ “buông xuôi” của Kinh lược sứ họ Phan trong việc đối phó với thực dân Pháp, trên bàn hội nghị cũng như trên mặt trận miền Tây. Trong Việt Nam sử lược, học giả Trần Trọng Kim đã viết:”Tháng 6 năm Đinh Mão (1867) là năm Tự Đức thứ 20, Thiếu tướng De La Grandière hội hơn 1.000 quân ở Mỹ Tho, rồi định ngày kéo sang lấy Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ông Phan Thanh Giản biết thế không chống nỗi, bảo các quan đành chịu nộp thành trì cho khỏi sự tai hại, rồi ông uống thuốc độc mà tự tận….” (NXB Trung tâm học liệu-Bộ Giáo Dục–Sài Gòn–1971- trang 265).
”… Nộp thành trì cho khỏi sự tai hại..”, đó là cơ sở chính để nhiều người, kể cả triều đình Huế, vin vào đó mà thống trách Phan Thanh Giản nặng nề vì đã để thành trì lọt vào tay giặc. Điều này cũng dễ hiểu, nếu ta có dịp xem lại những báo cáo hay hồi ký của một số viên chức thực dân Pháp viết về chiến thắng dễ dàng của họ tại ba tỉnh miền Tây và về cái chết của Phan Thanh Giản.
Trong báo cáo gửi cho chính quốc về việc chiếm lấy ba tỉnh miền Tây, De La Grandière đã viết:”Các thành Vĩnh Long, Châu Đốc và Hà Tiên đã mở cửa mà không kháng cự, các quan chức địa phương giao nộp sổ thuế và hồ sơ lưu trữ cho 9 sĩ quan ngạch Thanh tra các công việc bản xứ được cử đi trước để cai trị những vùng đất bị sáp nhập…” (G. Taboulet-Sđd-trang 513). Như để phụ họa, tờ báo Moniteur universel số ra ngày 9.8.1867 cũng đăng bản tin trong đó có đoạn viết:”Quân ta đã chiếm đóng các tỉnh Vĩnh Long-Sa Đéc, Châu Đốc, Hà Tiên. Các quan giữ thành đã mở cửa thành cho quân ta vào với sự tán đồng của dân chúng”. Nhưng quan trọng hơn cả có lẽ là bức thư đề ngày 4.8.1867 của Trung tá Ansart, người đã chứng kiến những giây phút cuối cùng của Kinh lược sứ Phan Thanh Giản, gửi cho tướng Tham mưu trưởng Reboul kể lại từng chi tiết một về những gì mà ông ta cho rằng mình đã trực tiếp nghe thấy:
”Chúng tôi đã chứng kiến một kết cục không tránh được trong bi kịch tự sát bằng thuốc độc của Phan Thanh Giản. Ông đã chết đêm qua và sáng nay thi hài được đưa ra ngoài thành. Lễ an táng sẽ diễn ra tại Kabon (làng sinh quán của PTG) (*) trong vài ngày tới….Ông đã tự tử với một sự kiên quyết đáng kinh ngạc. Chuẩn bị cho cơ thể chịu đựng sự tàn phá của thuốc độc qua việc nhịn ăn trong hơn 15 ngày, ông bình tĩnh xếp đặt mọi chuyện, cho mua quan tài, tang phục cho thân nhân và gia nhân, ấn định lễ tang trong từng chi tiết nhỏ nhất và dành cho con cái những lời khuyên khôn ngoan và đáng khâm phục. Ong động viên con mình ở lại với người Pháp, nhưng không nhận một công việc nào do Pháp giao….Về phần các cháu, không cần thiết phải đưa ra những lý lẽ tương tự, ông yêu cầu để cho người Pháp nuôi nấng chúng cẩn thận và mấy ngày trước khi thực hiện quyết định bi thảm của mình, ông đã bày tỏ với tôi niềm ao ước được để lại cho tôi vài ngàn quan Pháp nhằm trang trải chi phí cho chúng ở Sài Gòn….
…Khi cha Marc đến, Phan Thanh Giản không nói tới ý định tuyệt vọng của ông nữa. Sáng ngày mùng 1 tháng 8, ông chỉnh đốn một số văn kiện liên quan đến đạo Thiên Chúa. Ông nói:”nhanh lên”. Lúc 11 giờ, ông uống thuốc độc trước mặt con cái và những người thân cận. Khi người ta đến báo tin cho tôi lúc 2 giờ thì đã muộn rồi. Ông chỉ còn thì giờ ôm chầm lấy cha Marc và tôi và bắt đầu cơn hấp hối. Nhà phẫu thuật Le Coniat chế ngự thuốc độc bằng sự khôn ngoan và tận tụy, đến chiều hôm qua còn mang lại cho tôi một tia hi vọng, nhưng rồi tất cả đều bất lực, không cứu được vị lão thần uống quá nhiều á phiện, đã ngã gục do việc nhịn ăn và phiền muộn trong lòng….” (Tạp chí France-Asie số XI-tháng 6-7.1955-trang 740).
Trong tác phẩm của mình, Taboulet có đăng cả hai bức thư của Phan Thanh Giản viết trước lúc tự tử, một gửi cho vua Tự Đức, một gửi cho quan dân các tỉnh miền Tây Nam kỳ (bản dịch ra tiếng Pháp của Pierre Daudin và Paul Branda). Bức thứ nhất được cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố dịch trên báo Tri Tân số 99 như sau:”Nay gặp thời gian bĩ, việc dữ khởi ở trong cõi, khí xấu xuất hiện ở biên thùy; việc cõi Nam kỳ một chốc đến thế này, không thể ngăn cản nỗi, nghĩa tôi đáng chết, không dám sống cẩu thả để cái nhục lại cho quân phụ. Đức Hoàng thượng rộng xét xưa, biết rõ trí loạn: người thân kẻ hiền trong nước cùng khổ lo trước tính sau, đổi dây thay bánh, thế lực còn có thể làm được. Tôi tới lúc tất nghĩ, nghẹn ngào không biết nói sao, chỉ gạt nước mắt tỏ lòng quyến luyến, trông mong khôn xiết” (Kỷ niệm 100 năm ngày Pháp chiếm Nam kỳ-NXB Trình Bầy-Sài Gòn-1967-trang 191-192). Bức thứ hai có nội dung như sau:
”…Giờ đây người Pháp đã đến, với những phương tiện chiến tranh hùng hậu, gieo rắc nỗi khổ ải cho chúng ta. Chúng ta ở thế yếu khi chống lại họ. Quan quân của chúng ta đã là những kẻ chiến bại. Mỗi trận chiến làm gia tăng nỗi khốn khổ của chúng ta…Người Pháp có những thuyền chiến khổng lồ, chở đầy binh sĩ và trang bị những khẩu đại bác rất to. Không ai có thể kháng cự lại họ. Họ xâm nhập bất cứ nơi nào họ muốn, những tường thành vững chắc nhất cũng đổ sụp trước mắt họ….Tôi đã viết thư yêu cầu tất cả quan lại và lãnh đạo quân sự bẽ gãy giáo mác và giao lại thành trì mà không cần chiến đấu.
”… Nộp thành trì cho khỏi sự tai hại..”, đó là cơ sở chính để nhiều người, kể cả triều đình Huế, vin vào đó mà thống trách Phan Thanh Giản nặng nề vì đã để thành trì lọt vào tay giặc. Điều này cũng dễ hiểu, nếu ta có dịp xem lại những báo cáo hay hồi ký của một số viên chức thực dân Pháp viết về chiến thắng dễ dàng của họ tại ba tỉnh miền Tây và về cái chết của Phan Thanh Giản.
Trong báo cáo gửi cho chính quốc về việc chiếm lấy ba tỉnh miền Tây, De La Grandière đã viết:”Các thành Vĩnh Long, Châu Đốc và Hà Tiên đã mở cửa mà không kháng cự, các quan chức địa phương giao nộp sổ thuế và hồ sơ lưu trữ cho 9 sĩ quan ngạch Thanh tra các công việc bản xứ được cử đi trước để cai trị những vùng đất bị sáp nhập…” (G. Taboulet-Sđd-trang 513). Như để phụ họa, tờ báo Moniteur universel số ra ngày 9.8.1867 cũng đăng bản tin trong đó có đoạn viết:”Quân ta đã chiếm đóng các tỉnh Vĩnh Long-Sa Đéc, Châu Đốc, Hà Tiên. Các quan giữ thành đã mở cửa thành cho quân ta vào với sự tán đồng của dân chúng”. Nhưng quan trọng hơn cả có lẽ là bức thư đề ngày 4.8.1867 của Trung tá Ansart, người đã chứng kiến những giây phút cuối cùng của Kinh lược sứ Phan Thanh Giản, gửi cho tướng Tham mưu trưởng Reboul kể lại từng chi tiết một về những gì mà ông ta cho rằng mình đã trực tiếp nghe thấy:
”Chúng tôi đã chứng kiến một kết cục không tránh được trong bi kịch tự sát bằng thuốc độc của Phan Thanh Giản. Ông đã chết đêm qua và sáng nay thi hài được đưa ra ngoài thành. Lễ an táng sẽ diễn ra tại Kabon (làng sinh quán của PTG) (*) trong vài ngày tới….Ông đã tự tử với một sự kiên quyết đáng kinh ngạc. Chuẩn bị cho cơ thể chịu đựng sự tàn phá của thuốc độc qua việc nhịn ăn trong hơn 15 ngày, ông bình tĩnh xếp đặt mọi chuyện, cho mua quan tài, tang phục cho thân nhân và gia nhân, ấn định lễ tang trong từng chi tiết nhỏ nhất và dành cho con cái những lời khuyên khôn ngoan và đáng khâm phục. Ong động viên con mình ở lại với người Pháp, nhưng không nhận một công việc nào do Pháp giao….Về phần các cháu, không cần thiết phải đưa ra những lý lẽ tương tự, ông yêu cầu để cho người Pháp nuôi nấng chúng cẩn thận và mấy ngày trước khi thực hiện quyết định bi thảm của mình, ông đã bày tỏ với tôi niềm ao ước được để lại cho tôi vài ngàn quan Pháp nhằm trang trải chi phí cho chúng ở Sài Gòn….
…Khi cha Marc đến, Phan Thanh Giản không nói tới ý định tuyệt vọng của ông nữa. Sáng ngày mùng 1 tháng 8, ông chỉnh đốn một số văn kiện liên quan đến đạo Thiên Chúa. Ông nói:”nhanh lên”. Lúc 11 giờ, ông uống thuốc độc trước mặt con cái và những người thân cận. Khi người ta đến báo tin cho tôi lúc 2 giờ thì đã muộn rồi. Ông chỉ còn thì giờ ôm chầm lấy cha Marc và tôi và bắt đầu cơn hấp hối. Nhà phẫu thuật Le Coniat chế ngự thuốc độc bằng sự khôn ngoan và tận tụy, đến chiều hôm qua còn mang lại cho tôi một tia hi vọng, nhưng rồi tất cả đều bất lực, không cứu được vị lão thần uống quá nhiều á phiện, đã ngã gục do việc nhịn ăn và phiền muộn trong lòng….” (Tạp chí France-Asie số XI-tháng 6-7.1955-trang 740).
Trong tác phẩm của mình, Taboulet có đăng cả hai bức thư của Phan Thanh Giản viết trước lúc tự tử, một gửi cho vua Tự Đức, một gửi cho quan dân các tỉnh miền Tây Nam kỳ (bản dịch ra tiếng Pháp của Pierre Daudin và Paul Branda). Bức thứ nhất được cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố dịch trên báo Tri Tân số 99 như sau:”Nay gặp thời gian bĩ, việc dữ khởi ở trong cõi, khí xấu xuất hiện ở biên thùy; việc cõi Nam kỳ một chốc đến thế này, không thể ngăn cản nỗi, nghĩa tôi đáng chết, không dám sống cẩu thả để cái nhục lại cho quân phụ. Đức Hoàng thượng rộng xét xưa, biết rõ trí loạn: người thân kẻ hiền trong nước cùng khổ lo trước tính sau, đổi dây thay bánh, thế lực còn có thể làm được. Tôi tới lúc tất nghĩ, nghẹn ngào không biết nói sao, chỉ gạt nước mắt tỏ lòng quyến luyến, trông mong khôn xiết” (Kỷ niệm 100 năm ngày Pháp chiếm Nam kỳ-NXB Trình Bầy-Sài Gòn-1967-trang 191-192). Bức thứ hai có nội dung như sau:
”…Giờ đây người Pháp đã đến, với những phương tiện chiến tranh hùng hậu, gieo rắc nỗi khổ ải cho chúng ta. Chúng ta ở thế yếu khi chống lại họ. Quan quân của chúng ta đã là những kẻ chiến bại. Mỗi trận chiến làm gia tăng nỗi khốn khổ của chúng ta…Người Pháp có những thuyền chiến khổng lồ, chở đầy binh sĩ và trang bị những khẩu đại bác rất to. Không ai có thể kháng cự lại họ. Họ xâm nhập bất cứ nơi nào họ muốn, những tường thành vững chắc nhất cũng đổ sụp trước mắt họ….Tôi đã viết thư yêu cầu tất cả quan lại và lãnh đạo quân sự bẽ gãy giáo mác và giao lại thành trì mà không cần chiến đấu.
Tuy nhiên, nếu tôi nghe theo mệnh Trời để tránh những tai họa lớn lao giáng xuống đầu trăm họ, tôi đã phản bội lại Hoàng thượng khi giao thành trì của Người (cho giặc) mà không kháng cự gì…Tôi đáng chết. Các người, quan và dân, các người có thể sống dưới sự chỉ huy của người Pháp, họ chỉ đáng sợ trong lúc chiến đấu mà thôi, nhưng cờ của họ không được tung bay trên một chiến lũy nơi Phan Thanh Giản còn sống…”(Paul Branda-Récits et nouvelles-Paris-1869-trang 171..dẫn trong La geste….của G. Taboulet, trang 519).
Những bản dịch ra tiếng Pháp của các văn kiện trên được ghi chú là căn cứ vào tài liệu lưu trữ của Quốc sử quán triều Nguyễn. Chưa thấy có một công trình nghiên cứu nào đánh giá mức độ xác thực trong việc trích dẫn và dịch chúng từ Hán văn ra tiếng Pháp. Nhưng điều có thể thấy được là những văn kiện được trích dẫn trên đã có những ảnh hưởng quan trọng lên các nhà nghiên cứu, trong đó có học giả Trần Trọng Kim. Theo quan điểm của những người yêu nước chủ trương còn nước còn tát, còn sức lực, còn chiến đấu, thì những lời lẽ nêu trên, nếu quả thực xuất phát từ cửa miệng Phan Thanh Giản, đáng để qui kết cho ông tội “chủ bại, dâng thành trì cho giặc”.
Tuy nhiên, muốn có đủ yếu tố để nhận định một cách tương đối khách quan về điều này, không thể không lý tới những tài liệu của phía Việt Nam, trong đó chính sử và hồ sơ nghị xử về việc mất ba tỉnh miền Tây có nêu rõ lời khai của những người trong cuộc do Cơ Mật viện triều đình Huế tập hợp là những văn kiện đáng được lưu ý.
Tuy nhiên, muốn có đủ yếu tố để nhận định một cách tương đối khách quan về điều này, không thể không lý tới những tài liệu của phía Việt Nam, trong đó chính sử và hồ sơ nghị xử về việc mất ba tỉnh miền Tây có nêu rõ lời khai của những người trong cuộc do Cơ Mật viện triều đình Huế tập hợp là những văn kiện đáng được lưu ý.
Bộ Quốc triều chánh biên toát yếu đã viết như sau về sự thất thủ ba tỉnh miền Tây:
“ …Khi ấy quan Pháp soái đem tàu binh nhiều lắm, chạy đến bến Vĩnh Long, khiến người đem thơ mời Phan Thanh Giản tới nói chuyện; Thanh Giản xuống tàu bàn nói thế nào, quan Pháp soái cũng không nghe. Thanh Giản mới thương rằng:” Xin Quí soái chớ cho nhiễu hại nhơn dân, còn tiền lúa trong kho cứ để nước tôi coi ngó”. Quan Pháp soái thuận nghe. Trong giây phút Thanh Giản trở về thời binh Đại Pháp đã vào bốn phía thành rồi. Quan Pháp soái lại chia binh qua An Giang, Hà Tiên, cũng làm giống như tỉnh Vĩnh Long vậy, rồi đem các quan ba tỉnh ấy để ở tại dinh Tổng Đốc Vĩnh Long….” (Sđd-trang 347).
Ba tháng sau (9 AL.1867), vua Tự Đức ra lệnh cho “phủ Tôn nhơn và đình thần nghị công tội bọn Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản. Ngài dụ rằng:”Xứ Nam kỳ 6 tỉnh, khi đầu bởi tại Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Cáp, Phạm Thế Hiển và Nguyễn Bá Nghi tiễu phòng không hết sức; khi giữa bởi tại Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp nghị hòa khinh bỏ, khi sau bởi tại Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản đi sứ không được việc gì; khi sau hết lại bởi Phan Thanh Giản, Trương Văn Uyển, Nguyễn Hữu Cơ và Trần Hoán nhơn tuần nhác nhớm; nên đến nỗi mất 6 tỉnh ấy. Truyền lập tức nghị tội bọn ấy dâng lên, ta sẽ đoán định…” (Quốc triều chánh biên-Sđd-trang 348).
Xem như trên, có thể thấy văn kiện quan trọng nhất về vấn đề này là bản án của đình thần nghị xử về việc để mất ba tỉnh miền Tây, trong đó nêu rõ lời khai của những người trong cuộc. Bản nghị xử miễn nghị cho các quan lại từ cấp phủ, huyện trở xuống, chỉ xét định công tội 17 người, đứng đầu là Kinh lược sứ Phan Thanh Giản, Tổng Đốc Vĩnh Long Trương Văn Uyển, Tổng Đốc An Giang Nguyễn Hữu Cơ và Tuần Phủ Hà Tiên Trần Hoán. Tổng Đốc Vĩnh Long khai rằng:”ngày 19 tháng 5 năm ngoái, vào khoảng giờ Thìn, thấy viên quan Tây đem số lớn tàu binh đến bến tỉnh thành thả neo, kỳ thủy một viên quan ba cùng một người tên là Cố Trường (tức Legrand de la Liraye-LN) đưa đến một phong thư, trong thư nói rằng:viên quan Tây nhận thấy bọn giặc quấy rối lâu nay phần nhiều là dân của tỉnh Châu Đốc, nay y muốn rằng quý quốc nhường lại ba tỉnh để y kiểm soát, thì chúng không dám quấy rối như xưa v…v…
Thần đẳng (tức Trương Văn Uyển-LN) xem xong bức thư, cùng nhau thương nghị, rồi Kinh lược sứ lập tức đem các viên Niết ty Võ Doãn Thanh, theo xuống dưới tàu cùng viên chúa tàu đàm thoại; trách y đã vin vào cớ nhỏ mọn mà đã vội làm thương tổn đại nghĩav..v…Y trả lời rằng: bổn ý thế nào, đã nói ở trong bức thư. Nói đoạn y cho chiến thuyền tiến sát vào phía ngoài thành rồi cho bộ binh vào thành đóng giữ…” (Tập tâu của Viện Cơ Mật-Bản dịch của Tô Nam-tập san Sử Địa-số 7-8 năm 1967-trang 239-240). Lời khai của Lãnh Binh Vĩnh Long Huỳnh Chiêu cũng phù hợp với lời khai của Trương Văn Uyển:”….kỳ thủy có viên quan ba cùng với tên Cố Trường (cố đây là cố đạo-LN) đem thư lên mời tỉnh quan lên tàu nói chuyện, thì quan Kinh lược và An sát theo bọn chúng xuống, còn y (tức Huỳnh Chiêu-LN) thì trèo lên mặt thành để coi sự thể, chẳng ngờ chỉ trong chốc lát đã thấy bọn quan binh kia xô đẩy các viên tỉnh thần vào thành rồi chúng chiếm đóng các sở…” (Tập san Sử Địa số 7-8-Sđd-trang 243-244)
Về việc mất An Giang (tài liệu của Pháp ghi là Châu Đốc) và sự thật về “lệnh giao nộp thành” theo nhiều tài liệu cho là của Phan Thanh Giản thì Tổng Đốc An Giang Nguyễn Hữu Cơ đã khai như sau:”….thấy tàu chiên của Tây đến chiếm tỉnh thành mà chúng chỉ mới dàn ra ở ngoài bến sông. Đốc thần (lời tự xưng của viên Tổng Đốc-LN)lập tức phái ngay hai ty Phiên Niết là Nguyễn Xuân Ý và Phạm Hữu Chính cùng xuống dưới tàu hỏi rõ duyên do, thì viên chúa tàu đưa ra một bức thông tư của quan Kinh lược, nhưng chúng chỉ cho coi ngoài phong bì, thì thấy đóng ấn tín của tỉnh Vĩnh Long, mà chúng không chịu mở ra cho coi bên trong, yêu cầu đến hai ba lần, thì chúng cho biết khi nào Tổng Đốc xuống đây thì chúng sẽ mở. Vì thế Đốc thần phải cùng Viết Ty lập tức xuống tàu, thì viên quan Tây đem bức thông tư mở ra cho coi, rồi đem lý lẽ tranh luận, chúng vẫn không nghe…” (Tập san Sử Địa-Sđd-trang 240). Tập tâu của Tuần Phủ Hà Tiên Trần Hoán cho thấy tình hình còn tệ hại hơn: trong lúc ông đi thuyền đến các địa phương để đốc suất việc dinh điền, đến địa phận tỉnh An Giang “chợt gặp chiến thuyền của Tây mời lên đàm thoại, khi lên trên tàu thì viên quan Tây đưa ra phong bì đựng tờ thông tư của quan Kinh lược, sau khi coi xong thì chúng câu lưu lại đó…” (Tập san Sử Địa-Sđd-trang 240). Tàu đưa Trần Hoán trở lại Hà tiên, Bố chánh Nguyễn Văn Học, An sát Nguyễn Duy Quang cùng Lãnh binh Nguyễn Hương chưa hay biết gì, xuống bến tàu đón, quan Pháp tương kế tựu kế, thân mật cầm tay Tuần phủ Trần Hoán bước lên bờ, và ngay sau đó quân lính của họ chia nhau trấn giữ các cơ sở trong thành.
Trong phần cuối tập tâu về việc nghị xử, các trọng thần thuộc Cơ Mật viện và các viện, bộ gồm Nguyễn Tri Phương, Lê Sĩ, Hoàng Văn Tuyển, Trần Bình, Phạm Ý, Nguyễn Hữu Lập, Đoàn Thọ, Trần Tiễn Thành và nhiều người khác đã kết tội Phan Thanh Giản cùng các tỉnh thần khác là”… chẳng lo liệu từ trước, để lỡ thời cơ, khiến cho bọn kia thừa kẽ hở, đem binh áp đảo, đến nỗi thành trì và các kho đạn, sổ sách văn thư bị chúng cướp đi hết thảy…”. Riêng Phan Thanh Giản thì”…viên Kinh lược kia vẫn có cái lỗi không lo đến việc bọn kia dối mình; những kẻ đại thần ở nơi biên giới cũng có chuyên quyền, thì cái tội kia thực khó chối cãi…” (Tập san Sử Địa-Sđd-trang 245). Cuối cùng, bản nghị xử đã nêu trình vua Tự Đức những nhận định sau:
”Nhưng còn cứu xét tới nguồn gốc, thì bọn phạm kia (chỉ Phan Thanh Giản và các tỉnh thần-LN) , đối với công tác trinh sát bí mật đâu phải dễ dàng. Hơn nữa, địa thế ba tỉnh lại rất xa xôi cách trở, tin tức khó thông. Huống chi, bọn Tây ôm ấp tấm lòng phản trắc, hiệp ước còn đầy đủ đó mà chúng trở mặt xé ngay; việc làm của chúng không ai có thể liệu tính trước được. Đối với sự thế bấy giờ, các phạm viên kia ở vào địa vị khó xử, triều đình bao phen huấn thị, thực đã xét thấu từ lâu….” (Tập san Sử Địa-Sđd-trang 246).
Có một điều có lẽ vượt ra ngoài dự kiến của vua Tự Đức và đình thần ở Huế. Đó là trong thời gian đình thần đang nghị xử việc mất ba tỉnh miền Tây thì án sát Khánh Hòa Nguyễn Thông, một quan lại, vừa là nhân sĩ nổi tiếng, dâng tờ sớ tâu trình rằng “Phan Thanh Giản xưa là người tiết liệt, nay xin ban cho tên thụy…”. Điều này được lặp lại hai lần trong tập tấu của Cơ Mật viện, nhưng các tác giả của nó không dám nêu ý kiến, chỉ “xin kính cẩn tâu trình”.
Xem như trên, có thể thấy văn kiện quan trọng nhất về vấn đề này là bản án của đình thần nghị xử về việc để mất ba tỉnh miền Tây, trong đó nêu rõ lời khai của những người trong cuộc. Bản nghị xử miễn nghị cho các quan lại từ cấp phủ, huyện trở xuống, chỉ xét định công tội 17 người, đứng đầu là Kinh lược sứ Phan Thanh Giản, Tổng Đốc Vĩnh Long Trương Văn Uyển, Tổng Đốc An Giang Nguyễn Hữu Cơ và Tuần Phủ Hà Tiên Trần Hoán. Tổng Đốc Vĩnh Long khai rằng:”ngày 19 tháng 5 năm ngoái, vào khoảng giờ Thìn, thấy viên quan Tây đem số lớn tàu binh đến bến tỉnh thành thả neo, kỳ thủy một viên quan ba cùng một người tên là Cố Trường (tức Legrand de la Liraye-LN) đưa đến một phong thư, trong thư nói rằng:viên quan Tây nhận thấy bọn giặc quấy rối lâu nay phần nhiều là dân của tỉnh Châu Đốc, nay y muốn rằng quý quốc nhường lại ba tỉnh để y kiểm soát, thì chúng không dám quấy rối như xưa v…v…
Thần đẳng (tức Trương Văn Uyển-LN) xem xong bức thư, cùng nhau thương nghị, rồi Kinh lược sứ lập tức đem các viên Niết ty Võ Doãn Thanh, theo xuống dưới tàu cùng viên chúa tàu đàm thoại; trách y đã vin vào cớ nhỏ mọn mà đã vội làm thương tổn đại nghĩav..v…Y trả lời rằng: bổn ý thế nào, đã nói ở trong bức thư. Nói đoạn y cho chiến thuyền tiến sát vào phía ngoài thành rồi cho bộ binh vào thành đóng giữ…” (Tập tâu của Viện Cơ Mật-Bản dịch của Tô Nam-tập san Sử Địa-số 7-8 năm 1967-trang 239-240). Lời khai của Lãnh Binh Vĩnh Long Huỳnh Chiêu cũng phù hợp với lời khai của Trương Văn Uyển:”….kỳ thủy có viên quan ba cùng với tên Cố Trường (cố đây là cố đạo-LN) đem thư lên mời tỉnh quan lên tàu nói chuyện, thì quan Kinh lược và An sát theo bọn chúng xuống, còn y (tức Huỳnh Chiêu-LN) thì trèo lên mặt thành để coi sự thể, chẳng ngờ chỉ trong chốc lát đã thấy bọn quan binh kia xô đẩy các viên tỉnh thần vào thành rồi chúng chiếm đóng các sở…” (Tập san Sử Địa số 7-8-Sđd-trang 243-244)
Về việc mất An Giang (tài liệu của Pháp ghi là Châu Đốc) và sự thật về “lệnh giao nộp thành” theo nhiều tài liệu cho là của Phan Thanh Giản thì Tổng Đốc An Giang Nguyễn Hữu Cơ đã khai như sau:”….thấy tàu chiên của Tây đến chiếm tỉnh thành mà chúng chỉ mới dàn ra ở ngoài bến sông. Đốc thần (lời tự xưng của viên Tổng Đốc-LN)lập tức phái ngay hai ty Phiên Niết là Nguyễn Xuân Ý và Phạm Hữu Chính cùng xuống dưới tàu hỏi rõ duyên do, thì viên chúa tàu đưa ra một bức thông tư của quan Kinh lược, nhưng chúng chỉ cho coi ngoài phong bì, thì thấy đóng ấn tín của tỉnh Vĩnh Long, mà chúng không chịu mở ra cho coi bên trong, yêu cầu đến hai ba lần, thì chúng cho biết khi nào Tổng Đốc xuống đây thì chúng sẽ mở. Vì thế Đốc thần phải cùng Viết Ty lập tức xuống tàu, thì viên quan Tây đem bức thông tư mở ra cho coi, rồi đem lý lẽ tranh luận, chúng vẫn không nghe…” (Tập san Sử Địa-Sđd-trang 240). Tập tâu của Tuần Phủ Hà Tiên Trần Hoán cho thấy tình hình còn tệ hại hơn: trong lúc ông đi thuyền đến các địa phương để đốc suất việc dinh điền, đến địa phận tỉnh An Giang “chợt gặp chiến thuyền của Tây mời lên đàm thoại, khi lên trên tàu thì viên quan Tây đưa ra phong bì đựng tờ thông tư của quan Kinh lược, sau khi coi xong thì chúng câu lưu lại đó…” (Tập san Sử Địa-Sđd-trang 240). Tàu đưa Trần Hoán trở lại Hà tiên, Bố chánh Nguyễn Văn Học, An sát Nguyễn Duy Quang cùng Lãnh binh Nguyễn Hương chưa hay biết gì, xuống bến tàu đón, quan Pháp tương kế tựu kế, thân mật cầm tay Tuần phủ Trần Hoán bước lên bờ, và ngay sau đó quân lính của họ chia nhau trấn giữ các cơ sở trong thành.
Trong phần cuối tập tâu về việc nghị xử, các trọng thần thuộc Cơ Mật viện và các viện, bộ gồm Nguyễn Tri Phương, Lê Sĩ, Hoàng Văn Tuyển, Trần Bình, Phạm Ý, Nguyễn Hữu Lập, Đoàn Thọ, Trần Tiễn Thành và nhiều người khác đã kết tội Phan Thanh Giản cùng các tỉnh thần khác là”… chẳng lo liệu từ trước, để lỡ thời cơ, khiến cho bọn kia thừa kẽ hở, đem binh áp đảo, đến nỗi thành trì và các kho đạn, sổ sách văn thư bị chúng cướp đi hết thảy…”. Riêng Phan Thanh Giản thì”…viên Kinh lược kia vẫn có cái lỗi không lo đến việc bọn kia dối mình; những kẻ đại thần ở nơi biên giới cũng có chuyên quyền, thì cái tội kia thực khó chối cãi…” (Tập san Sử Địa-Sđd-trang 245). Cuối cùng, bản nghị xử đã nêu trình vua Tự Đức những nhận định sau:
”Nhưng còn cứu xét tới nguồn gốc, thì bọn phạm kia (chỉ Phan Thanh Giản và các tỉnh thần-LN) , đối với công tác trinh sát bí mật đâu phải dễ dàng. Hơn nữa, địa thế ba tỉnh lại rất xa xôi cách trở, tin tức khó thông. Huống chi, bọn Tây ôm ấp tấm lòng phản trắc, hiệp ước còn đầy đủ đó mà chúng trở mặt xé ngay; việc làm của chúng không ai có thể liệu tính trước được. Đối với sự thế bấy giờ, các phạm viên kia ở vào địa vị khó xử, triều đình bao phen huấn thị, thực đã xét thấu từ lâu….” (Tập san Sử Địa-Sđd-trang 246).
Có một điều có lẽ vượt ra ngoài dự kiến của vua Tự Đức và đình thần ở Huế. Đó là trong thời gian đình thần đang nghị xử việc mất ba tỉnh miền Tây thì án sát Khánh Hòa Nguyễn Thông, một quan lại, vừa là nhân sĩ nổi tiếng, dâng tờ sớ tâu trình rằng “Phan Thanh Giản xưa là người tiết liệt, nay xin ban cho tên thụy…”. Điều này được lặp lại hai lần trong tập tấu của Cơ Mật viện, nhưng các tác giả của nó không dám nêu ý kiến, chỉ “xin kính cẩn tâu trình”.
***
Bi kịch của Phan Thanh Giản tạm kết thúc với quyết định của vua Tự Đức: “…Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp đều bị truy đoạt chức quan, lại đục tên trong bia Tấn sĩ, ghi tội “trảm giam hậu” đời đời…” (Quốc triều chánh biên-Sđd-trang 356). Cho dù đến năm 1886, hai ông được vua Đồng Khánh cho khai phục nguyên hàm, nhưng quyết định của một ông vua quá lệ thuộc vào thực dân Pháp không có mấy tác dụng và đến nay, hầu như bi kịch Phan Thanh Giản vẫn còn mang tính thời sự. Để tạo điều kiện cho một nhận định chính xác và có tình, có lý về nhân vật này, xin nêu một số dữ kiện rút ra từ những sử liệu trên:
* Như trên đã trình bày, sự đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kỳ gần như trái với chủ trương lúc bấy giờ của chính phủ Pháp ở Paris mà tiêu biểu là Bộ Hải quân và thuộc địa dưới quyền Phó Đô đốc Rigault de Genouilly. Lý do khiến Paris không tán đồng sự chọn lựa của Thống Đốc De La Grandière là chính quốc đang đương đầu với nhiều khó khăn về tài chính, một cuộc “phiêu lưu” mới có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước được. Chính sự bất đồng này đã khiến De La Grandière tìm cách tránh tối đa những thiệt hại về phía Pháp, và một trong những phương cách mà ông ta áp dụng là thủ đoạn đánh lừa các quan chức Việt Nam vào những ngày tháng 6.1867. Qua nội dung bộ Quốc triều chánh biên và nhất là tập tấu đã lược trình trên, ta không nhận thấy hành vi tự ý “dâng thành” của Phan Thanh Giản, Nguyễn Hữu Cơ và Trần Hoán. Họ bị lừa xuống tàu để thương nghị, rồi quân Pháp tương kế tựu kế, “hộ tống” họ vào thành và chiếm luôn thành. Pháp động binh thật êm thắm, đến nỗi trong ngày 20.6.1867, họ đưa tàu đến chiếm thành Vĩnh Long mà dân chúng cứ tưởng là họ điều binh đi “bình định” Cao Mên (Campuchia), nô nức kéo nhau ra xem tàu. Bức thư (của Phan Thanh Giản) mà có tài liệu cho là nhằm ra lệnh cho các quan tỉnh nộp thành, chưa rõ nội dung ra sao. Hành động trương cờ khởi nghĩa của hai con Phan Thanh Giản là Phan Tôn và Phan Liêm tại các vùng Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sa Đéc và cái chết anh dũng của hai người này cho phép nghi ngờ những lời “trăng trối” của cụ Phan được đề cập đến trong báo cáo của Trung tá Ansart (đã kể trên). Thậm vô lý trong báo cáo trên là việc Phan Thanh Giản định dành “vài ngàn quan Pháp” để nhờ Pháp trang trải chi phí cho cháu nội lên học tại Sài Gòn, vì lương của một Đại tá Pháp lúc bấy giờ cũng chưa đến 6.000 quan Pháp một năm thì làm sao một quan lại nổi tiếng thanh liêm như Phan Thanh Giản lại có đến vài ngàn quan?
* Một trong những thống trách nặng nề đối với Phan Thanh Giản (và Lâm Duy Thiếp) là việc ký hòa ước Nhâm Tuất 1862 nhường đứt ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp. Tuy nhiên, nếu đặt mình trong hoàn cảnh đất nước sau ngày 25.2.1862, là ngày chỉ trong một sớm một chiều, toàn bộ đồn Chí Hòa kiên cố do đại thần Nguyễn Tri Phương dày công xây dựng đã hoàn toàn sụp đổ, mới hiểu được tâm trạng của sứ bộ Việt Nam khi thương thảo với Pháp. Trong những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6.1862, tại Sài Gòn, họ đã thương thảo trong tư thế của những kẻ chiến bại – nếu không muốn nói là đại bại. Trong điều kiện đó, thương thuyết gần đồng nghĩa với chính thức hóa sự đầu hàng, và họ đã thực hiện chủ trương mà triều đình Huế đang mặc nhiên chấp nhận, đó là “ngăn lửa không cho cháy lan chỗ khác”.
* Như trên đã trình bày, sự đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kỳ gần như trái với chủ trương lúc bấy giờ của chính phủ Pháp ở Paris mà tiêu biểu là Bộ Hải quân và thuộc địa dưới quyền Phó Đô đốc Rigault de Genouilly. Lý do khiến Paris không tán đồng sự chọn lựa của Thống Đốc De La Grandière là chính quốc đang đương đầu với nhiều khó khăn về tài chính, một cuộc “phiêu lưu” mới có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước được. Chính sự bất đồng này đã khiến De La Grandière tìm cách tránh tối đa những thiệt hại về phía Pháp, và một trong những phương cách mà ông ta áp dụng là thủ đoạn đánh lừa các quan chức Việt Nam vào những ngày tháng 6.1867. Qua nội dung bộ Quốc triều chánh biên và nhất là tập tấu đã lược trình trên, ta không nhận thấy hành vi tự ý “dâng thành” của Phan Thanh Giản, Nguyễn Hữu Cơ và Trần Hoán. Họ bị lừa xuống tàu để thương nghị, rồi quân Pháp tương kế tựu kế, “hộ tống” họ vào thành và chiếm luôn thành. Pháp động binh thật êm thắm, đến nỗi trong ngày 20.6.1867, họ đưa tàu đến chiếm thành Vĩnh Long mà dân chúng cứ tưởng là họ điều binh đi “bình định” Cao Mên (Campuchia), nô nức kéo nhau ra xem tàu. Bức thư (của Phan Thanh Giản) mà có tài liệu cho là nhằm ra lệnh cho các quan tỉnh nộp thành, chưa rõ nội dung ra sao. Hành động trương cờ khởi nghĩa của hai con Phan Thanh Giản là Phan Tôn và Phan Liêm tại các vùng Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sa Đéc và cái chết anh dũng của hai người này cho phép nghi ngờ những lời “trăng trối” của cụ Phan được đề cập đến trong báo cáo của Trung tá Ansart (đã kể trên). Thậm vô lý trong báo cáo trên là việc Phan Thanh Giản định dành “vài ngàn quan Pháp” để nhờ Pháp trang trải chi phí cho cháu nội lên học tại Sài Gòn, vì lương của một Đại tá Pháp lúc bấy giờ cũng chưa đến 6.000 quan Pháp một năm thì làm sao một quan lại nổi tiếng thanh liêm như Phan Thanh Giản lại có đến vài ngàn quan?
* Một trong những thống trách nặng nề đối với Phan Thanh Giản (và Lâm Duy Thiếp) là việc ký hòa ước Nhâm Tuất 1862 nhường đứt ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp. Tuy nhiên, nếu đặt mình trong hoàn cảnh đất nước sau ngày 25.2.1862, là ngày chỉ trong một sớm một chiều, toàn bộ đồn Chí Hòa kiên cố do đại thần Nguyễn Tri Phương dày công xây dựng đã hoàn toàn sụp đổ, mới hiểu được tâm trạng của sứ bộ Việt Nam khi thương thảo với Pháp. Trong những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6.1862, tại Sài Gòn, họ đã thương thảo trong tư thế của những kẻ chiến bại – nếu không muốn nói là đại bại. Trong điều kiện đó, thương thuyết gần đồng nghĩa với chính thức hóa sự đầu hàng, và họ đã thực hiện chủ trương mà triều đình Huế đang mặc nhiên chấp nhận, đó là “ngăn lửa không cho cháy lan chỗ khác”.
* Cũng có lập luận so sánh việc Phan Thanh Giản để mất thành Vĩnh Long dễ dàng với việc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội vào những năm 1873 và 1882. Tuy nhiên, xét cho kỹ, cần dành phần giảm khinh cho lão thần họ Phan, vì tình hình Hà Nội vào hai thập niên 1870 và 1880 có nhiều dị biệt với tình hình ba tỉnh miền Tây năm 1867. Trong khi Hà Nội nằm trong một vùng rộng lớn còn thuộc chủ quyền Việt Nam hoàn toàn, có thể dễ dàng điều binh tiếp ứng, thì sau khi ba tỉnh miền Đông lọt vào tay Pháp, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên đã trở thành một “ốc đảo”, bị cách ly hoàn toàn với triều đình Huế, mọi nỗ lực chiến đấu cũng không tránh được hậu quả như đại đồn Chí Hòa từng được coi là vị trí chiến lược của tổ chức kháng chiến do triều đình dựng lên.
Với những dữ kiện trên, có thể nghĩ rằng Phan Thanh Giản là nạn nhân của thời đại ông đang sống, trong đó ông có phần trách nhiệm, nhưng qua việc thất thủ Nam kỳ, không thể qui hết trách nhiệm cho ông, trong một tình thế hoàn toàn bất lợi về mọi mặt, khi thực dân Pháp ngày càng lộ rõ dã tâm xâm chiếm Việt Nam trong cuộc chạy đua tranh giành thuộc địa với đế quốc Anh ngày một rộng lớn. Bài học lịch sử này còn nhiều điều để lớp người đương đại suy ngẫm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét