Bài nói với cán bộ đảng. quân, dân chính, Liên khu IV, năm 1957 của đại tướng Nguyễn Chí Thanh (báo Quân Đội Nhân Dân, số 316, ngày 8 tháng 2 năm 1957) ở báo điện tử của Đảng Cộng Sản Việt Nam (
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT30121333265) có năm chỗ trích dẫn các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác Lê-nin:
Lênin đã nêu lên một số điểm định nghĩa quan trọng về chuyên chính vô sản như sau:
"Chuyên chính vô sản không có nghĩa là đấu tranh giai cấp đã chấm dứt mà là sự tiếp tục cuộc đấu tranh ấy dưới hình thức mới. Đó là cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản thắng lợi đã nắm được chính quyền chống lại giai cấp tư sản đã bị đánh bại, nhưng chưa bị tiêu diệt, chưa thôi chống cự mà còn chống cự hăng hơn. Chuyên chính vô sản là hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiền phong của những người lao động với đông đảo những tầng lớp lao động không vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức, v.v...)"1.
1. V.I. Lênin: "Tựa viết cho bản in bài diễn văn Người ta lừa gạt nhân dân bằng những khẩu hiệu tự do và bình đẳng", Toàn tập, tập 29, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1968, tr. 425-426.
Như vậy, ta thấy vấn đề chuyên chính vô sản là một vấn đề khá toàn diện. Dựa theo nguyên lý chủ nghĩa Lênin, Stalin đã phân tích ba mặt của chuyên chính vô sản như sau:
"a) Dùng chính quyền vô sản để đè bẹp bọn bóc lột, bảo vệ đất nước, củng cố những mối liên hệ với giai cấp vô sản các nước khác, phát triển cách mạng và làm cho nó thắng lợi trong tất cả các nước.
b) Dùng chính quyền vô sản làm cho quần chúng lao động bị bóc lột hoàn toàn tách khỏi giai cấp tư sản, củng cố sự liên minh của giai cấp vô sản với những quần chúng ấy, lôi cuốn họ vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho giai cấp vô sản chấp chính nắm được quyền lãnh đạo những quần chúng ấy.
c) Dùng chính quyền vô sản tổ chức chế độ xã hội chủ nghĩa, tiêu diệt các giai cấp, bước sang xã hội không giai cấp...”!2
2. J. Stalin: Những vấn đề chủ nghĩa Lênin, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1959, tr. 173 – 174.
“Chuyên chính vô sản không phải có nghĩa là bạo lực, mặc dù không thể có chuyên chính mà không dùng bạo lực. Nó còn có nghĩa là một tổ chức lao động cao hơn tổ chức trước kia"3.
3. V.I.Lênin: "Đại hội toàn Nga lần thứ I của ngành giáo dục ngoài nhà trường", Toàn tập, tập 29, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1968, tr. 416.
“Chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột, và cũng không phải chủ yếu là bạo lực. Cơ sơ kinh tế của bạo lực cách mạng đó, cái bảo đảm cho sức sống và sự thắng lợi của nó chính là việc giai cấp vô sản đưa ra được và thực hiện được kiểu tổ chức xã hội về lao động cao hơn so với chủ nghĩa tư bản. Đấy là điểm chủ yếu của vấn đề. Do đó mà có lực lượng, mà bảo đảm được thắng lợi hoàn toàn và nhất định của chủ nghĩa cộng sản”4.
4. V.I. Lênin: "Sáng kiến vĩ đại", Tuyển tập, quyển II, phần II, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960, tr. 205.
“Thực chất chủ yếu của nền chuyên chính đó là ở tính tổ chức và tính kỷ luật của đội quân tiên tiến của những người lao động và của đội tiền phong của họ và của người lãnh đạo duy nhất của họ là giai cấp vô sản"5.
5. V.I.Lênin: "Chào mừng công nhân Hunggari", Tuyển tập, quyển II, phần II, Nxb, Sự thật, Hà Nội, 1960, tr. 191.
Tất cả đều là xuất bản phẩm từ năm 1959 đến 1968. Nếu như văn bản này thể hiện đúng phát biểu của tướng Thanh thì câu hỏi là ông đã dựa vào nguồn tài liệu nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét