Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Ai bảo biểu tình luôn gắn với chống chính quyền?



Từ biểu tình không có mặt trong Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931). Vào thời ấy biểu tình còn được xem là một từ ngoại lai, gốc Trung Quốc ( ),  nghĩa là bày tỏ tình cảm:
Nhân lại vừa dịp lễ sinh-nhật 82 tuổi quan Giám-quốc Mazarick nước Tchécoslovaquie, Thượng-nghị-viên Pháp biểu-tình kính-mến. (Nam Phong Tạp Chí số 171, 1932:428)
 Hán Việt Từ Điển Giản Yếu giảng biểu tìnhdân chúng tụ họp nhau để biểu-thị ẩn-tình và ý nguyện. Bên cạnh đó còn có chua chữ Hán là và tiếng Pháp là meeting (Đào Duy Anh, 2005:73). Các từ điển tiếng Việt sau đó có thể định nghĩa biểu tình với từ ngữ, câu cú khác nhau nhưng về căn bản nội dung khái niệm đã ổn định suốt từ lúc biểu tình được du nhập vào tiếng Việt (Thanh Nghị, 1967:127; Lê Văn Đức, 1970a:114; Nguyễn Kim Thản, 2005:140). Đặc biệt không một từ điển nào đưa từ chính quyền vào định nghĩa  bởi vì chống hay ủng hộ chính quyền, chính phủ không phải là một thuộc tính của biểu tìnhKhông rõ căn cứ vào đâu mà có người như đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước lại thấy Phi khng đnh ngay t khi thy và cho ti tn ngày nay biu tình là đ chng li chính ph, chng li ch trương của chính ph nước mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét