Bà Cát Hanh Long (Nguyễn Thị Năm).
Tôi có một ông bác bên đằng vợ vốn là hậu duệ của nhà canh tân nổi tiếng Đặng Huy Trứ. Bác Phạm Tuấn Khánh (tên khai sinh là Đặng Khánh Côn) tham gia cách mạng rất sớm, từng bị thực dân đày lên nhà ngục Sơn La, sau này trở thành người quản lý thuộc thế hệ sớm nhất của ngành điện ảnh và phát thanh truyền hình Việt Nam.
Dòng sự kiện Nghỉ ngơi cuối tuần
Ơn nghĩa với tổ tiên, bác dành trọn những năm tháng cuối đời, bỏ công sức, tiền bạc tổ chức nghiên cứu về cụ tổ Đặng Huy Trứ, viết sách, làm hội thảo, tạc tượng góp phần tôn vinh bậc tiền bối của dòng họ mình.
Tôi thường đến nhà mong phần nào hỗ trợ ông bác trong công việc đầy ân nghĩa ấy và thấy bên cạnh ban thờ gia tiên trong nhà có phối thờ bức chân dung một người phụ nữ và một vài gương mặt đàn ông khác. Tôi hỏi, bác bảo rằng đó là những người cùng thời, không có quan hệ máu mủ họ hàng, nhưng bác lại biết rõ đó là những người đang chịu oan khuất, bác thờ họ như để chia sẻ trách nhiệm của người biết mà không làm được việc gì để giải oan cho họ.
Người phụ nữ trong ảnh có tên là Nguyễn Thị Năm, địa chủ đầu tiên bị xử tử trong cuộc Cải cách ruộng đất vào năm 1953, cách đây sắp tròn một hoa hội. Đến nay cả hai bác Khánh trai và gái đều đã qua đời, không biết những người đời sau, con cháu bác Khánh có còn để tấm ảnh ấy trên ban thờ nhà mình không?
Tôi vừa từ Hội An trở về từ một cuộc hội thảo tưởng niệm nhà chí sĩ cách mạng yêu nước Trần Quý Cáp. Cụ sinh năm 1870, mất năm 1908, hưởng dương có 39 tuổi và qua đời cách nay đã 104 năm. Tại cuộc hội thảo ấy, nhiều người còn nhắc lại cuộc hội thảo diễn ra 20 năm trước tại thành phố Đà Nẵng (1992), khi ấy còn là thủ phủ của cả tỉnh Quảng Nam. Đó là cuộc hội thảo về hai nhân vật xứ Quảng là Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng.
Cụ Phan và cụ Huỳnh là hai nhân vật lịch sử nổi tiếng thuộc thế hệ mà chúng ta gọi là Duy Tân, ở đầu thế kỷ XX. Họ là những người ái quốc nhưng không muốn đi theo lối cũ chỉ biết cầm vũ khí đánh giặc ngoại xâm mà sớm nhận ra cái yếu kém của dân tộc mình trên con đường phấn đấu theo kịp sự phát triển của thời đại và coi đó là cái nguyên nhân căn bản khiến nước ta mất độc lập, tự chủ. Các cụ không chỉ quan tâm đến việc làm sao để giành lại nền tự chủ đã mất mà còn nghĩ đến bước phát triển lâu dài.
Cuộc hội thảo ấy tổ chức vào thời điểm mà giới sử học coi là khởi đầu cho cuộc Đổi mới về nhận thức. Chủ trì hội thảo lại có cả sự tham gia của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong vai trò Chủ tịch danh dự của Hội Sử học đồng thời cũng là nhân chứng có liên hệ với hai nhân vật lịch sử. Với cụ Phan thì Đại tướng thuộc thế hệ thanh niên chịu ảnh hưởng tinh thần sâu sắc qua đám tang của cụ; còn với cụ Huỳnh thì vừa làm báo “Tiếng Dân” lại cộng tác mật thiết trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Hình ảnh Đại tướng tự tay xách chiếc ghế từ Đoàn Chủ tịch xuống ngồi cạnh để nghe học giả Nguyễn Văn Xuân phát biểu bằng giọng Quảng đặc sệt đến nay nhiều người vẫn nhớ. Kết luận hội thảo cởi bỏ quan điểm phê phán đường lối của hai cụ thuộc diện “cải lương tư sản” chống lại con đường bạo lực cách mạng của Đảng, đồng thời nêu cao tấm gương ái quốc của hai cụ vào thời điểm ấy được coi là “quá bạo”, chưa dễ thuyết phục bộ máy “tư tưởng-văn hoá” chính thống đương thời.
Tôi nhớ, vào sớm hôm sau cuộc hội thảo, trên bãi biển Mỹ Khê, giữa lúc đang tắm sóng, vị tướng - sử gia gọi tôi lại và nhắc nhở: “Cậu ăn nói bạo quá mà quên rằng phải thuyết phục từng bước...”. Giáo sư Bích Hà, phu nhân Đại tướng đỡ lời cho tôi, rằng có lúc người ta đã từng phê phán kéo các cụ xuống tận... thì nay có đưa lên cao cũng... phải. Thế mà, Đại tướng đã quyết định kéo dài chuyến làm việc ở quê hương hai cụ thêm vài ngày để trao đổi với các cơ quan phụ trách có liên quan ở địa phương để phòng những phản ứng không có lợi cho bước đột phá nhận thức của giới sử học hồi đó.
Nhưng đã nói đến Phong trào Duy Tân của nước ta, đương nhiên không thể không nói đến Quảng Nam, xứ tiên phong của tinh thần “hay cãi” cho lẽ phải. Nhưng nói đến Duy Tân ở Quảng Nam mà không nhắc đến một nhân vật thứ ba cùng hai cụ Phan và cụ Huỳnh làm nên “tam kiệt xứ Quảng” thì không thể thiếu được, đó là Trần Quý Cáp. Cụ Phan qua đời khi đã lên lão sau một chặng đường dài bôn ba theo lý tưởng “dân quyền”. Cụ Huỳnh may mắn được chứng kiến ngày nước nhà độc lập, được làm dân quốc và cống hiến một cách tận tuỵ và xuất sắc bên cạnh nhà ái quốc Hồ Chí Minh, qua đời khi đã vượt quá tuổi “cổ lai hy”.
Còn Trần Quý Cáp thì khi bị thực dân đem ra “yêu trảm” ở Khánh Hoà thì mới chưa đầy bốn mươi. Cái đặc sắc ở nhân vật này là vốn xuất thân nhà nghèo, học giỏi, đỗ cao đến Tiến sĩ nhưng lại quay ra bài bác cái học cũ mà cổ động cho cái học mới lấy chữ quốc ngữ và học thêm tiếng Pháp để canh tân đất nước. Chính vị chí sĩ họ Trần là người khởi xướng, cũng là người cổ động và xắn tay thực hành cái nguyên lý “khai dân trí - chấn dân khí - hậu dân sinh” của Phong trào Duy Tân. Là người xông xáo đi diễn thuyết khắp nơi, tự tay lôi kéo các đồng chí đi khai hoang xây dựng kinh tế, tổ chức hội buôn cổ xuý giao thương, viết văn làm thơ đả kích quan trường và tệ tham nhũng...
Chỉ có thế mà ảnh hưởng của nhà cách mạng họ Trần này khiến thực dân và quan lại khiếp sợ, nhất là khi thấy dân chúng miền Trung nổi lên cự sưu chống thuế rầm rầm. Do vậy mà chúng khép Trần Quý Cáp vào tội đại nghịch, lập tức mang đi “yêu trảm” tức là chém ngang lưng để răn đe cuộc đấu tranh chống thực dân và áp bức. Sử sách ghi chép và lan truyền trong ký ức dân gian nhiều câu chuyện xoay quanh cái chết oanh liệt này. Rằng chí sĩ họ Trần đòi trước khi hành quyết phải cho lập hương án để hướng ra quê hương khấn lạy tổ tiên, tạ lỗi thất hiếu với mẹ già... rồi nhắc nhở viên đao phủ hạ đao cho “ngọt”.
Sử sách còn gọi vụ án này là “mạc tư hữu” lấy từ tích truyện tám trăm năm trước đó, ở bên Tàu, Tần Cối muốn hại Nhạc Phi bèn vu cáo để đưa vị công thần này ra xử trảm. Danh tướng Hàn Thế Trung căn vặn tội trạng ra sao mà lại mang người ta đi giết thì viên gian thần này trả lời rằng chẳng cần chứng cớ muốn giết vẫn được. Vụ án và phẩm tiết của Trần Quý Cáp vang xa. Ở bên trời Âu, Nguyễn Ái Quốc đã viết trong “bản án thực dân” gọi vị chí sĩ họ Trần này là “một nhà nho thanh cao ai cũng kính phục, bị bắt trong khi giữ chức giáo thụ và chỉ hai mươi bốn tiếng đồng hồ là bị đem chém, không được xét hỏi gì cả”.
Giặc vùi xác nhà yêu nước tại chỗ, cấm ai động chạm nhưng dân chúng vẫn ngầm hương khói, lập miếu và mười năm sau thì học trò cải táng về quê. Triều Đồng Khánh ba mươi năm sau ngày thi hành án đã cho phép xây lăng (1938), rồi sau những năm bị chiến tranh và thời gian tàn phá, sau ngày giải phóng đã được chính quyền địa phương xây lại, nay dự kiến sang năm, chẵn 105 ngày giỗ sẽ xây một khu tưởng niệm nhà chí sĩ cách mạng Trần Quý Cáp thật đàng hoàng ở quê hương Điện Bàn và tỉnh Khánh Hoà sẽ kỷ niệm trọng thể.
Vừa từ Hội An trở về đến Hà Nội tôi đã nhận được một cái hẹn xin bàn về lịch sử. Ai ngờ đó lại chính là gia đình bà Nguyễn Thị Năm mà ông bác tôi thờ ở nhà năm xưa. Những người đến gặp đều đã là ông bà già là con và cháu của người đàn bà xấu số. Những người thân kể rằng: Bà Cát Hanh Long (tên hiệu trong buôn bán giao dịch của bà Năm) sinh năm 1906 vốn là một người đàn bà giỏi làm ăn trên đất cảng Hải Phòng, từ nhiều nghề khác nhau trong đó có buôn bán sắt vụn, bà đã sớm thành đạt trên thương trường, xây nhà tậu ruộng như thói tục của người xưa vừa làm ăn nơi thành thị vừa bám sát với thôn quê, nhất là vào thời chiến tranh loạn lạc.
Người sớm giác ngộ nhà công thương trẻ tuổi này chính là nhà văn Nguyễn Đình Thi tham gia Mặt trận Việt Minh ở Hải Phòng rồi sau đó bà gặp nhiều cán bộ cách mạng sau này có những cương vị quan trọng như Lê Đức Thọ, Hoàng Hữu Nhân (Bí thư Thành uỷ Hải Phòng), Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện... trong đó có ông bác Phạm Tuấn Khánh của tôi.
Nhà giàu, được giác ngộ nên bà Năm trở thành nguồn cung cấp tài chính cho cách mạng mà bây giờ gia đình tập hợp lại thành một hồ sơ dày đặc từ việc góp 20.000 đồng bạc Đông Dương tương đương bẩy trăm lạng vàng, thóc gạo, vải vóc, nhà cửa và là một trong những người đóng góp tiêu biểu nhất của “Tuần Lễ Vàng” ở Hải Phòng. Dù đã đứng tuổi theo quan niệm đương thời, nhưng người phụ nữ 40 tuổi của thành phố cảng ấy đã phóng xe nhà treo cờ đỏ sao vàng từ Hải Phòng lên thẳng chiến khu qua thành phố Thái Nguyên, nơi quân Nhật còn chiếm đóng đến Đồng Bẩm, Đình Cả, Võ Nhai để báo cho con trai và các đồng chí của mình tin Hà Nội đã giành được chính quyền.
Hai con của bà (với hai cái tên ghép thành hiệu của bà là Cát và Hanh) sau đó về tham gia lực lượng vũ trang ở Thủ đô, một người bị thương khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ ngay ở Cầu Giấy - cửa ngõ Thủ đô; một người đã từng tháp tùng đoàn đại biểu chính phủ do các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu... vào Huế tước ấn kiếm vua Bảo Đại rồi sau này trở thành một Trung đoàn trưởng nổi tiếng của Sư đoàn 351. Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Năm tham gia các cấp lãnh đạo của Hội Phụ nữ của tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc... Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của bà cho đến khi...
Cuộc Cải cách ruộng đất được tiến hành và trớ trêu thay, lần phát động mang tính thí điểm đầu tiên ở huyện Đại Từ, bà Nguyễn Thị Năm lại là địa chủ đầu tiên bị đem ra “xử lý”. Sau những cuộc đấu tố với đủ các thứ tội ác được gán ghép, người phụ nữ mới 47 tuổi (1906-1953) này đã bị đem ra xử bắn và được báo chí đương thời coi là phát súng hiệu cho một cuộc vận động “long trời lở đất”...
Sau này, khi Đảng và Nhà nước tổ chức sửa sai vào những năm 1955-1956, trường hợp mang tính điển hình của vụ Nguyễn Thị Năm vẫn không dễ được giải toả. Phải đến khi ông Lê Đức Thọ, người đã biết bà Năm từ những ngày ở Hải Phòng vào cuộc, sự sửa sai mới được thực hiện như lời đề tặng trong cuốn thơ của mình cho hai người con của bà Năm, ông viết: “Thân tặng Công và Hanh để đánh dấu chấm dứt sự đau buồn kéo dài lâu năm của gia đình và cũng là của chung” (28.1.1987).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một văn bản chứng nhận ngày 10.11.2001 cũng viết: “Bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long là một địa chủ có tinh thần yêu nước, trong kháng chiến đã từng giúp đỡ bộ đội. Bản thân tôi và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có lúc đã ở lại nhà bà. Trong những buổi họp sửa sai, chính Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh và đồng chí Lê Văn Lương đều cho rằng xử trí bà Nguyễn Thị Năm là một sai lầm”.
Ông Hoàng Tùng, khi xảy ra vụ việc là Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, sau này là Bí thư Trung ương cũng đã xác định: “Tôi biết gia đình bà Nguyễn Thị Năm và hoạt động của bà và các con bà từ năm 1948 đến 1953... Việc xẩy ra lâu rồi, không tài nào thay đổi được. Song có thể sửa bằng cách minh oan cho bà Năm và ghi nhận sự cống hiến của Bà và gia đình đối với công việc giải phóng dân tộc...” (6.12.2001)....
Thực ra từ tháng 3 năm 1987, Ban Tổ chức Trung ương đã chỉ đạo tỉnh Bắc Thái để ra văn bản (ngày 11.6.1987), nhưng cũng chỉ làm cái việc duy nhất là xác định lại thành phần giai cấp của bà Nguyễn Thị Năm là “tư sản địa chủ kháng chiến”?...
Giờ đây, người con thứ hai của bà đã mất, người con trưởng đã quá chín chục... mọi người cũng muốn cất chuyện cũ vào một góc ký ức gia đình, nhưng mới đây, khi trở lại vùng đất đầy kỷ niệm tốt đẹp của những ngày cống hiến cho cách mạng và cái chết u uất cách đây gần 60 năm để mong Nhà nước có một hình thức nào xác nhận không chỉ thành phần giai cấp mà cả những cống hiến của bà Nguyễn Thị Năm, thì những công chức của địa phương trả lời đơn giản rằng họ chỉ biết đến những gì báo Nhân Dân của Đảng hồi đó đã tường thuật vụ án “địa chủ phản động” Nguyễn Thị Năm bị đền tội. Và nếu đọc lại những bài báo ấy, thật nghẹn lòng...
Gia đình người đã khuất đến gặp tôi cũng chỉ để hỏi làm thế nào cho lịch sử công bằng? Tôi viết bài báo này liên quan đến hai sự kiện nghề nghiệp mà tôi vừa can dự cũng để nhắc lại câu hỏi ấy, ngay trước dịp cả nước kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ. Với tôi cả hai vị đều là những liệt sĩ thực thụ của những vụ án “mạc tư hữu” trong lịch sử.
Tôi thường đến nhà mong phần nào hỗ trợ ông bác trong công việc đầy ân nghĩa ấy và thấy bên cạnh ban thờ gia tiên trong nhà có phối thờ bức chân dung một người phụ nữ và một vài gương mặt đàn ông khác. Tôi hỏi, bác bảo rằng đó là những người cùng thời, không có quan hệ máu mủ họ hàng, nhưng bác lại biết rõ đó là những người đang chịu oan khuất, bác thờ họ như để chia sẻ trách nhiệm của người biết mà không làm được việc gì để giải oan cho họ.
Người phụ nữ trong ảnh có tên là Nguyễn Thị Năm, địa chủ đầu tiên bị xử tử trong cuộc Cải cách ruộng đất vào năm 1953, cách đây sắp tròn một hoa hội. Đến nay cả hai bác Khánh trai và gái đều đã qua đời, không biết những người đời sau, con cháu bác Khánh có còn để tấm ảnh ấy trên ban thờ nhà mình không?
Tôi vừa từ Hội An trở về từ một cuộc hội thảo tưởng niệm nhà chí sĩ cách mạng yêu nước Trần Quý Cáp. Cụ sinh năm 1870, mất năm 1908, hưởng dương có 39 tuổi và qua đời cách nay đã 104 năm. Tại cuộc hội thảo ấy, nhiều người còn nhắc lại cuộc hội thảo diễn ra 20 năm trước tại thành phố Đà Nẵng (1992), khi ấy còn là thủ phủ của cả tỉnh Quảng Nam. Đó là cuộc hội thảo về hai nhân vật xứ Quảng là Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng.
Lăng mộ Trần Quý Cáp xây năm 1938. |
Cụ Phan và cụ Huỳnh là hai nhân vật lịch sử nổi tiếng thuộc thế hệ mà chúng ta gọi là Duy Tân, ở đầu thế kỷ XX. Họ là những người ái quốc nhưng không muốn đi theo lối cũ chỉ biết cầm vũ khí đánh giặc ngoại xâm mà sớm nhận ra cái yếu kém của dân tộc mình trên con đường phấn đấu theo kịp sự phát triển của thời đại và coi đó là cái nguyên nhân căn bản khiến nước ta mất độc lập, tự chủ. Các cụ không chỉ quan tâm đến việc làm sao để giành lại nền tự chủ đã mất mà còn nghĩ đến bước phát triển lâu dài.
Cuộc hội thảo ấy tổ chức vào thời điểm mà giới sử học coi là khởi đầu cho cuộc Đổi mới về nhận thức. Chủ trì hội thảo lại có cả sự tham gia của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong vai trò Chủ tịch danh dự của Hội Sử học đồng thời cũng là nhân chứng có liên hệ với hai nhân vật lịch sử. Với cụ Phan thì Đại tướng thuộc thế hệ thanh niên chịu ảnh hưởng tinh thần sâu sắc qua đám tang của cụ; còn với cụ Huỳnh thì vừa làm báo “Tiếng Dân” lại cộng tác mật thiết trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Hình ảnh Đại tướng tự tay xách chiếc ghế từ Đoàn Chủ tịch xuống ngồi cạnh để nghe học giả Nguyễn Văn Xuân phát biểu bằng giọng Quảng đặc sệt đến nay nhiều người vẫn nhớ. Kết luận hội thảo cởi bỏ quan điểm phê phán đường lối của hai cụ thuộc diện “cải lương tư sản” chống lại con đường bạo lực cách mạng của Đảng, đồng thời nêu cao tấm gương ái quốc của hai cụ vào thời điểm ấy được coi là “quá bạo”, chưa dễ thuyết phục bộ máy “tư tưởng-văn hoá” chính thống đương thời.
Tôi nhớ, vào sớm hôm sau cuộc hội thảo, trên bãi biển Mỹ Khê, giữa lúc đang tắm sóng, vị tướng - sử gia gọi tôi lại và nhắc nhở: “Cậu ăn nói bạo quá mà quên rằng phải thuyết phục từng bước...”. Giáo sư Bích Hà, phu nhân Đại tướng đỡ lời cho tôi, rằng có lúc người ta đã từng phê phán kéo các cụ xuống tận... thì nay có đưa lên cao cũng... phải. Thế mà, Đại tướng đã quyết định kéo dài chuyến làm việc ở quê hương hai cụ thêm vài ngày để trao đổi với các cơ quan phụ trách có liên quan ở địa phương để phòng những phản ứng không có lợi cho bước đột phá nhận thức của giới sử học hồi đó.
Nhưng đã nói đến Phong trào Duy Tân của nước ta, đương nhiên không thể không nói đến Quảng Nam, xứ tiên phong của tinh thần “hay cãi” cho lẽ phải. Nhưng nói đến Duy Tân ở Quảng Nam mà không nhắc đến một nhân vật thứ ba cùng hai cụ Phan và cụ Huỳnh làm nên “tam kiệt xứ Quảng” thì không thể thiếu được, đó là Trần Quý Cáp. Cụ Phan qua đời khi đã lên lão sau một chặng đường dài bôn ba theo lý tưởng “dân quyền”. Cụ Huỳnh may mắn được chứng kiến ngày nước nhà độc lập, được làm dân quốc và cống hiến một cách tận tuỵ và xuất sắc bên cạnh nhà ái quốc Hồ Chí Minh, qua đời khi đã vượt quá tuổi “cổ lai hy”.
Còn Trần Quý Cáp thì khi bị thực dân đem ra “yêu trảm” ở Khánh Hoà thì mới chưa đầy bốn mươi. Cái đặc sắc ở nhân vật này là vốn xuất thân nhà nghèo, học giỏi, đỗ cao đến Tiến sĩ nhưng lại quay ra bài bác cái học cũ mà cổ động cho cái học mới lấy chữ quốc ngữ và học thêm tiếng Pháp để canh tân đất nước. Chính vị chí sĩ họ Trần là người khởi xướng, cũng là người cổ động và xắn tay thực hành cái nguyên lý “khai dân trí - chấn dân khí - hậu dân sinh” của Phong trào Duy Tân. Là người xông xáo đi diễn thuyết khắp nơi, tự tay lôi kéo các đồng chí đi khai hoang xây dựng kinh tế, tổ chức hội buôn cổ xuý giao thương, viết văn làm thơ đả kích quan trường và tệ tham nhũng...
Chỉ có thế mà ảnh hưởng của nhà cách mạng họ Trần này khiến thực dân và quan lại khiếp sợ, nhất là khi thấy dân chúng miền Trung nổi lên cự sưu chống thuế rầm rầm. Do vậy mà chúng khép Trần Quý Cáp vào tội đại nghịch, lập tức mang đi “yêu trảm” tức là chém ngang lưng để răn đe cuộc đấu tranh chống thực dân và áp bức. Sử sách ghi chép và lan truyền trong ký ức dân gian nhiều câu chuyện xoay quanh cái chết oanh liệt này. Rằng chí sĩ họ Trần đòi trước khi hành quyết phải cho lập hương án để hướng ra quê hương khấn lạy tổ tiên, tạ lỗi thất hiếu với mẹ già... rồi nhắc nhở viên đao phủ hạ đao cho “ngọt”.
Sử sách còn gọi vụ án này là “mạc tư hữu” lấy từ tích truyện tám trăm năm trước đó, ở bên Tàu, Tần Cối muốn hại Nhạc Phi bèn vu cáo để đưa vị công thần này ra xử trảm. Danh tướng Hàn Thế Trung căn vặn tội trạng ra sao mà lại mang người ta đi giết thì viên gian thần này trả lời rằng chẳng cần chứng cớ muốn giết vẫn được. Vụ án và phẩm tiết của Trần Quý Cáp vang xa. Ở bên trời Âu, Nguyễn Ái Quốc đã viết trong “bản án thực dân” gọi vị chí sĩ họ Trần này là “một nhà nho thanh cao ai cũng kính phục, bị bắt trong khi giữ chức giáo thụ và chỉ hai mươi bốn tiếng đồng hồ là bị đem chém, không được xét hỏi gì cả”.
Giặc vùi xác nhà yêu nước tại chỗ, cấm ai động chạm nhưng dân chúng vẫn ngầm hương khói, lập miếu và mười năm sau thì học trò cải táng về quê. Triều Đồng Khánh ba mươi năm sau ngày thi hành án đã cho phép xây lăng (1938), rồi sau những năm bị chiến tranh và thời gian tàn phá, sau ngày giải phóng đã được chính quyền địa phương xây lại, nay dự kiến sang năm, chẵn 105 ngày giỗ sẽ xây một khu tưởng niệm nhà chí sĩ cách mạng Trần Quý Cáp thật đàng hoàng ở quê hương Điện Bàn và tỉnh Khánh Hoà sẽ kỷ niệm trọng thể.
Vừa từ Hội An trở về đến Hà Nội tôi đã nhận được một cái hẹn xin bàn về lịch sử. Ai ngờ đó lại chính là gia đình bà Nguyễn Thị Năm mà ông bác tôi thờ ở nhà năm xưa. Những người đến gặp đều đã là ông bà già là con và cháu của người đàn bà xấu số. Những người thân kể rằng: Bà Cát Hanh Long (tên hiệu trong buôn bán giao dịch của bà Năm) sinh năm 1906 vốn là một người đàn bà giỏi làm ăn trên đất cảng Hải Phòng, từ nhiều nghề khác nhau trong đó có buôn bán sắt vụn, bà đã sớm thành đạt trên thương trường, xây nhà tậu ruộng như thói tục của người xưa vừa làm ăn nơi thành thị vừa bám sát với thôn quê, nhất là vào thời chiến tranh loạn lạc.
Người sớm giác ngộ nhà công thương trẻ tuổi này chính là nhà văn Nguyễn Đình Thi tham gia Mặt trận Việt Minh ở Hải Phòng rồi sau đó bà gặp nhiều cán bộ cách mạng sau này có những cương vị quan trọng như Lê Đức Thọ, Hoàng Hữu Nhân (Bí thư Thành uỷ Hải Phòng), Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện... trong đó có ông bác Phạm Tuấn Khánh của tôi.
Nhà giàu, được giác ngộ nên bà Năm trở thành nguồn cung cấp tài chính cho cách mạng mà bây giờ gia đình tập hợp lại thành một hồ sơ dày đặc từ việc góp 20.000 đồng bạc Đông Dương tương đương bẩy trăm lạng vàng, thóc gạo, vải vóc, nhà cửa và là một trong những người đóng góp tiêu biểu nhất của “Tuần Lễ Vàng” ở Hải Phòng. Dù đã đứng tuổi theo quan niệm đương thời, nhưng người phụ nữ 40 tuổi của thành phố cảng ấy đã phóng xe nhà treo cờ đỏ sao vàng từ Hải Phòng lên thẳng chiến khu qua thành phố Thái Nguyên, nơi quân Nhật còn chiếm đóng đến Đồng Bẩm, Đình Cả, Võ Nhai để báo cho con trai và các đồng chí của mình tin Hà Nội đã giành được chính quyền.
Hai con của bà (với hai cái tên ghép thành hiệu của bà là Cát và Hanh) sau đó về tham gia lực lượng vũ trang ở Thủ đô, một người bị thương khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ ngay ở Cầu Giấy - cửa ngõ Thủ đô; một người đã từng tháp tùng đoàn đại biểu chính phủ do các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu... vào Huế tước ấn kiếm vua Bảo Đại rồi sau này trở thành một Trung đoàn trưởng nổi tiếng của Sư đoàn 351. Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Năm tham gia các cấp lãnh đạo của Hội Phụ nữ của tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc... Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của bà cho đến khi...
Cuộc Cải cách ruộng đất được tiến hành và trớ trêu thay, lần phát động mang tính thí điểm đầu tiên ở huyện Đại Từ, bà Nguyễn Thị Năm lại là địa chủ đầu tiên bị đem ra “xử lý”. Sau những cuộc đấu tố với đủ các thứ tội ác được gán ghép, người phụ nữ mới 47 tuổi (1906-1953) này đã bị đem ra xử bắn và được báo chí đương thời coi là phát súng hiệu cho một cuộc vận động “long trời lở đất”...
Sau này, khi Đảng và Nhà nước tổ chức sửa sai vào những năm 1955-1956, trường hợp mang tính điển hình của vụ Nguyễn Thị Năm vẫn không dễ được giải toả. Phải đến khi ông Lê Đức Thọ, người đã biết bà Năm từ những ngày ở Hải Phòng vào cuộc, sự sửa sai mới được thực hiện như lời đề tặng trong cuốn thơ của mình cho hai người con của bà Năm, ông viết: “Thân tặng Công và Hanh để đánh dấu chấm dứt sự đau buồn kéo dài lâu năm của gia đình và cũng là của chung” (28.1.1987).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một văn bản chứng nhận ngày 10.11.2001 cũng viết: “Bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long là một địa chủ có tinh thần yêu nước, trong kháng chiến đã từng giúp đỡ bộ đội. Bản thân tôi và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có lúc đã ở lại nhà bà. Trong những buổi họp sửa sai, chính Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh và đồng chí Lê Văn Lương đều cho rằng xử trí bà Nguyễn Thị Năm là một sai lầm”.
Ông Hoàng Tùng, khi xảy ra vụ việc là Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, sau này là Bí thư Trung ương cũng đã xác định: “Tôi biết gia đình bà Nguyễn Thị Năm và hoạt động của bà và các con bà từ năm 1948 đến 1953... Việc xẩy ra lâu rồi, không tài nào thay đổi được. Song có thể sửa bằng cách minh oan cho bà Năm và ghi nhận sự cống hiến của Bà và gia đình đối với công việc giải phóng dân tộc...” (6.12.2001)....
Thực ra từ tháng 3 năm 1987, Ban Tổ chức Trung ương đã chỉ đạo tỉnh Bắc Thái để ra văn bản (ngày 11.6.1987), nhưng cũng chỉ làm cái việc duy nhất là xác định lại thành phần giai cấp của bà Nguyễn Thị Năm là “tư sản địa chủ kháng chiến”?...
Giờ đây, người con thứ hai của bà đã mất, người con trưởng đã quá chín chục... mọi người cũng muốn cất chuyện cũ vào một góc ký ức gia đình, nhưng mới đây, khi trở lại vùng đất đầy kỷ niệm tốt đẹp của những ngày cống hiến cho cách mạng và cái chết u uất cách đây gần 60 năm để mong Nhà nước có một hình thức nào xác nhận không chỉ thành phần giai cấp mà cả những cống hiến của bà Nguyễn Thị Năm, thì những công chức của địa phương trả lời đơn giản rằng họ chỉ biết đến những gì báo Nhân Dân của Đảng hồi đó đã tường thuật vụ án “địa chủ phản động” Nguyễn Thị Năm bị đền tội. Và nếu đọc lại những bài báo ấy, thật nghẹn lòng...
Gia đình người đã khuất đến gặp tôi cũng chỉ để hỏi làm thế nào cho lịch sử công bằng? Tôi viết bài báo này liên quan đến hai sự kiện nghề nghiệp mà tôi vừa can dự cũng để nhắc lại câu hỏi ấy, ngay trước dịp cả nước kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ. Với tôi cả hai vị đều là những liệt sĩ thực thụ của những vụ án “mạc tư hữu” trong lịch sử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét